Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.
Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề.

Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố. Tính đến nay, có 745/2.711 sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố là sản phẩm của làng nghề, làng có nghề (chiếm 27,48 % tổng sản phẩm OCOP toàn Thành phố).

Thực hiện Quyết định số 4863/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 của UBND Thành phố về việc ủy quyền cho Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội trong việc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở. Sở NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1884/QĐ-SNN ngày 20/10/2023 thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu "Làng nghề, Nghề truyền thống và Làng nghề truyền thống" Hà Nội 2023 - 2024.

Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn các địa phương hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở làng nghề và tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét công nhận danh hiệu cho 15 làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt, thuộc các quận, huyện: Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Hoàng Mai. Đến nay, 15 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu, gồm 4 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội", 11 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội", (tăng 9 làng so với năm 2022).

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Trao bằng chứng nhận cho các làng nghề

Trong 15 làng nghề được công nhận năm 2023, có 6 làng nghề được công nhận mới, 9 làng nghề thuộc huyện Phú Xuyên được công nhận từ "Làng nghề" lên "Làng nghề truyền thống".

Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề, các làng nghề đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả, một số làng nghề đã thành lập Hội làng nghề hoặc Ban Quản lý làng nghề (tiền thân của Hội làng nghề) để hỗ trợ, liên kết trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như gắn kết giữa các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề như: Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; làng nghề cỏ tế mây tre đan Lưu Thượng, xã Phú Túc, các làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,…

Về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện Kế hoạch số 53/KH-HĐOCOP ngày 28/4/2023 của Hội đồng OCOP Thành phố về việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2023, dự kiến đánh giá khoảng 400 sản phẩm.

Trên cơ sở kế hoạch của Hội đồng OCOP Thành phố, ngay từ đầu năm Sở đã đôn đốc các huyện đăng ký và xây dựng kết hoạch triển khai. Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đã phối hợp với các địa phương để đánh giá, phân hạng.

Kết quả, Thành phố đã đánh giá, phân hạng được 544 sản phẩm OCOP, vượt 136% kế hoạch Thành phố giao (400 sản phẩm). Trong đó có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao, của 200 chủ thể (50 doanh nghiệp, 36 HTX, 114 hộ kinh doanh); sản phẩm được đánh giá đa dạng về chủng loại, gồm: 280 sản phẩm thực phẩm chế, biến chiếm 51,5%; 16 sản phẩm thực phẩm thô, sơ chế chiếm 2,9%; 61 sản phẩm thực phẩm tươi sống, chiếm 11,2%; 16 sản phẩm đồ uống, chiếm 2,9%... Tổng số sản phẩm từ làng nghề tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 là 141/544, chiếm 25,9%.

Lũy kế đến nay, thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.711 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao, 1.220 sản phẩm 3 sao, trở thành điểm sáng và đi đầu của cả nước trong phát triển chương trình OCOP.

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội được giới thiệu, đến người tiêu dùng.

Với những kết quả đã đạt được, theo ông Nguyễn Xuân Đại, năm 2024, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, của Thành phố về vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn, phát triển làng nghề để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động. Thường xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề.

Tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện rà soát xây dựng hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu "làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" Hà Nội, góp phần đưa chương trình 04 của Thành ủy về trước 1 năm, với mục tiêu năm 2024 tham mưu Thành phố công nhận danh hiệu "làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" Hà Nội cho 26 làng nghề. Đặc biệt là việc quan tâm đến việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề.

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả chương trình OCOP năm 2024; tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm mới dự thi. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn; hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hằng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Trao chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP các chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo hướng liên kết phát triển sản phẩm bền vững theo chuỗi, đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh kết quả đạt được một số sản phẩm OCOP tham gia dự thi mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ minh chứng cho sản phẩm còn chưa đầy đủ (thiếu kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng thủ công mỹ nghệ; trang trí; hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đại lý, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, trang website,...); bao bì vẫn còn đơn giản chưa bắt mắt khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt câu chuyện sản phẩm còn sơ sài chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa của địa phương với công nghệ sản xuất và mong mỏi của công chúng tiêu dùng với sản phẩm đem lại cho họ. Chính vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm chưa được cao so với kỳ vọng.

Để phát triển các sản phẩm OCOP, thời gian tới, các sở, ngành thành phố liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện các nội dung nhằm tạo điều kiện phát huy giá trị văn hóa của Hà Nội trong việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề gắn với triển khai hiệu quả Chương trình OCOP kết hợp với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề.

Trong số 15 làng nghề được công nhận danh hiệu, có 4 làng được công nhận “Làng nghề Hà Nội”, gồm: Làng nghề chế biến nông sản thôn Thuận Quang (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); Làng nghề mây tre đan thôn 3 (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì); Làng nghề mộc Triệu Xuyên (xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ); Làng nghề cắt may Làng Táo (xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ).

11 làng được phong tặng danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”, gồm: Làng nghề trồng đào, cây cảnh thôn Đông Thai (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín); Làng nghề khảm trai thôn Trung, Làng nghề khảm trai thôn Ngọ, Làng nghề chế biến nguyên liệu khảm và khảm ốc trai thôn Thượng, Làng nghề khảm trai thôn Hạ, Làng nghề sản xuất khảm trai - sơn mài thôn Bối Khê, Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ - khảm trai thôn Đồng Vinh, Làng nghề sơn khảm thôn Mỹ Văn (cùng ở xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên); Làng nghề cỏ tế mây tre đan thôn Lưu Thượng (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên); Làng nghề mộc dân dụng thôn Chanh Thôn (xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên); Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai).

Kẹo lạc Hà Ly Kẹo lạc Hà Ly
Miến gạo Huy Miến gạo Huy
Nấm linh chi Hoàng Hậu Nấm linh chi Hoàng Hậu
Trứng vịt Đồng Ngâu Trứng vịt Đồng Ngâu
Bánh chưng Kim Oanh Bánh chưng Kim Oanh
Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên
Bánh chưng xanh Hải Yến 20 Bánh chưng xanh Hải Yến 20
Chiếu cói Dũng Châu Chiếu cói Dũng Châu
Bột sắn dây Quảng Phú Bột sắn dây Quảng Phú
Kẹo dừa sầu riêng lá dứa Kẹo dừa sầu riêng lá dứa
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thời gian qua đã khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, tạo nên thương hiệu đối với người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp của xứ sở ngàn hoa.
Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên

Trà túi lọc kim ngân hoa Đức Nguyên là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trà được đảm bảo chất lượng nhờ kiểm nghiệm định kỳ và công bố tiêu chuẩn.
Bánh chưng Kim Oanh

Bánh chưng Kim Oanh

Trải qua 30 năm gìn giữ và phát triển, thương hiệu bánh chưng Kim Oanh đã trở thành cái tên quen thuộc ở mảnh đất xứ Thanh.
Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong năm 2024, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP; nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu

Trứng vịt Đồng Ngâu là lựa chọn tốt với chất lượng đảm bảo, an toàn cho sức khỏe với quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap.
Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm linh chi Hoàng Hậu

Nấm Linh Chi Hoàng Hậu được trồng theo quy trình khép kín, đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tại Thanh Hóa, mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng cao với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Miến gạo Huy

Miến gạo Huy

Miến gạo Huy là sản phẩm miến truyền thống có từ lâu đời của xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Miến gạo Huy sử dụng loại lúa Q5 do nhân dân địa phương sản xuất, không dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Kẹo lạc Hà Ly

Kẹo lạc Hà Ly

Kẹo lạc Hà Ly là một thương hiệu kẹo lạc uy tín tại Thanh Hóa, được làm từ những nguyên liệu đơn giản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chợ phiên OCOP thu hút 1,4 tỷ lượt xem, doanh số đạt hơn 100 tỷ đồng

Chợ phiên OCOP thu hút 1,4 tỷ lượt xem, doanh số đạt hơn 100 tỷ đồng

Sau một năm triển khai, Chợ phiên OCOP trên nền tảng TikTok đã đạt 1,4 tỷ lượt xem, hơn 800 phiên livestream và đạt doanh thu hơn 100 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 3.000 chủ thể OCOP trên cả nước làm quen với kinh doanh trực tuyến.
Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh

Xúc xích Diệu Anh với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt quy định, đảm bảo an toàn từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến thành phẩm.
Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao

Dưa lưới Nam Giao là sản phẩm OCOP 4 sao của Thanh Hóa, nổi bật với hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và quy trình sản xuất sạch.
Bánh gạo thơm

Bánh gạo thơm

Sản phẩm bánh gạo thơm Chiến Thắng có vị ngọt thanh, bánh giòn ta, thơm bùi của gạo. Bánh ăn nhiều không bị ngấy, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ, điểm tâm. Bánh cũng có thể ăn kèm khi thưởng thức cùng các loại trà.
Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan

Nem chua Thanh Lan là nét đẹp văn hóa ẩm thực của người dân Nga Sơn, Thanh Hóa. Món ngon không thể bỏ qua khi đến du lịch xứ Thanh.
Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm

Nón lá Ngọc Thơm là sản phẩm mang nét đẹp truyền thống có giá trị văn hóa cao và là món quà lưu niệm ý nghĩa từ xứ Thanh.
Chả cá Anh Thủy

Chả cá Anh Thủy

Thưởng thức hương vị độc đáo của chả cá Anh Thủy, sản phẩm được chế biến từ cá tươi, đạt chứng nhận OCOP 3 sao Thanh Hóa.
Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội chợ “Tôn vinh sản phẩm Việt”: Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Ban quản lý Vincom Plaza Xuân Khánh (Quận Ninh Kiều) vừa tổ chức Hội chợ Tôn vinh sản phẩm Việt năm 2024 với chủ đề "Nâng cao giá trị và giới thiệu sản phẩm OCOP trong đoàn viên, thanh niên".
Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương

Moi sấy Long Dương được chế biến từ những con moi, có hương vị thơm ngon, tự nhiên, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Hà thủ ô đỏ chế Kochi - dạng bột

Bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi được sản xuất rất công phu, cẩn thận vì vậy có chất lượng khác biệt và mang lại giá trị hiệu quả. Bởi vậy, bột Hà thủ ô đỏ chế Kochi đã đạt được nhiều chứng nhận uy tín như: Hàng Việt Nam chất lượng cao; OCOP 4 sao,...
Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm

Thịt lợn muối An Tâm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm, được chọn lựa kỹ càng, sơ chế sạch sẽ, ướp tẩm gia vị tự nhiên và hấp chín.
Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS

Nấm đùi gà KMS (L.shimeji) có nguồn gốc từ Hàn Quốc mới được nhập giống và nuôi trồng thành công ở nước ta trong vài năm gần đây. Đây là loại nấm dược liệu ăn ngon, chất lượng cao, hàm lượng protein cao từ 3-6 lần so với các loại rau thông thường
Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch

Khoai tây Phượng Lịch được công nhận đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa, khẳng định vị thế sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh

Nấm linh chi An Sinh được trồng theo quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, dược tính cao.
Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD

Phở khô VAFOOD có vị nguyên bản, độ giòn dai như phở tươi nhờ công nghệ sấy lạnh từ Nhật Bản. Chỉ cần 2-3 phút chần phở với nước sôi, sau đó thêm nước dùng là cả gia đình bạn đã có một bữa phở thật ấm cúng, quây quần bên nhau.
Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai

Bánh lá Hà Lai là một món ăn đặc sản của xứ Thanh, mang hương vị thơm ngon, đậm đà, và là một món quà ý nghĩa của quê hương.
Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau một nắng Gecosex Chung

Khô cá bông lau có thịt rất thơm, mềm rất béo ngậy, khi chế biến nướng, chiên hay nấu canh chua đều dậy mùi thơm mặn mòi, đậm đà và có màu vàng đặc trưng như màu của nắng.
Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng

Giò lụa Chinh Hằng được làm từ thịt lợn của chính HTX Chăn nuôi Hoằng Thái, sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chả cốm Đình Dũng

Chả cốm Đình Dũng

Món chả cốm Đình Dũng là một trong những món ăn được nhiều thực khách yêu mến và đặt hàng thường xuyên, thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường trong năm phụ thuộc vào mùa cốm.
Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường

Đông trùng hạ thảo Minh Trường được nuôi trồng trong môi trường khoa học, đảm bảo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng

Nếu như đa số các sản phẩm kẹo dừa của Bến Tre đều có một nhược điểm là dính răng thì kẹo sữa dừa nguyên chất Yến Hoàng khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.
Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn

Bưởi Luận Văn là một trong những sản phẩm đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa, có nguồn gốc tại làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Giống bưởi này nổi tiếng vì là sản vật tiến vua, đặc biệt là thời hậu Lê.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động