"3 điều không, 4 điều cần" trong mùa lạnh để tránh đột quỵ 10 thực phẩm phòng ngừa đột quỵ không nên bỏ qua Cách phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh |
Bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Huế. |
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 18 - 50. Đáng chú ý, tỷ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc căn bệnh này đang tăng trung bình 2% mỗi năm. Những con số cho thấy tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Ông N.Q.V (67 tuổi, Tam Nông, Phú Thọ) được con cháu đưa vào viện cấp cứu, biểu hiện liệt nửa người, nói khó. Trước đó, người nhà phát hiện ông nằm bất động trước cửa nhà vệ sinh.
Bác sĩ chẩn đoán ông V. bị nhồi máu não. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, mắc bệnh mạch vành nhưng không sử dụng thuốc đều đặn. Bác sĩ đã kê thuốc tiêu sợi huyết, ông V. đang hồi phục.
Theo các nghiên cứu, khi nhiệt độ giảm 5 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng lên 7%. Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 6 bệnh nhân bị đột quỵ, những ngày lạnh sâu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy đỉnh cao của đột quỵ tại nước này rơi vào các tháng Hai và tháng Tư – thời điểm trời lạnh nhất trong năm. Các nghiên cứu từ các quốc gia như Phần Lan, Úc, Hoa Kỳ, Đức, Đài Loan, Trung Quốc và Iran đều báo cáo rằng đột quỵ xảy ra thường xuyên hơn trong những tháng lạnh hơn so với những tháng ấm hơn.
Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12. Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.
Bác sĩ Minh Đức cũng cho biết thêm, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .
Làm rõ cơ chế vì sao lại dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh, TS.BS Minh Đức cho hay, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.
“Việc ăn những thức ăn chứa nhiều năng lượng giúp làm ấm cơ thể nhưng lại ít vận động khi trời lạnh cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ mùa lạnh”, TS. BS Minh Đức chia sẻ.
Cách phòng tránh đột quỵ mùa đông
Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. |
Đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Bác sĩ Minh Đức chia sẻ, để phòng đột quỵ mùa lạnh, ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc chống đông máu; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì cần một số lưu ý riêng về chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh.
Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.
Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Bởi khi trời lạnh, cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Do vậy, việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức.
Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.
Đặc biệt, nên chủ động tầm soát đột quỵ để phòng đột quỵ mùa lạnh.
Ngồi điều hòa sau khi đi nắng có nguy cơ đột quỵ? |
Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài trời nắng nóng |
Thiếu oxy lên não, bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát |