Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì? |
Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu với một số mặt hàng
![]() |
Cherry, táo, nho khô, hạt dẻ cười được giảm thuế nhập khẩu. |
Chính phủ ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2025.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Theo đó, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
Đối với mặt hàng ethanol, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cũng được giảm từ 10% xuống 5%.
Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng đùi gà đông lạnh giảm từ 20% xuống 15%; mặt hàng hạt dẻ cười, chưa bóc vỏ giảm từ 15% xuống 5%; mặt hàng hạnh nhân giảm từ 10% xuống 5%; mặt hàng quả táo tươi giảm từ 8% xuống 5%; mặt hàng quả anh đào ngọt (cherry) giảm từ 10% xuống 5%; mặt hàng nho khô giảm từ 12% xuống 5%.
Với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ gồm: nhóm 44.21 là các sản phẩm bằng gỗ (bao gồm các sản phẩm như mắc treo quần áo, quan tài, lõi cuộn chỉ, ống sợi và suốt sợi, guồng cuốn chỉ may và các sản phẩm tương tự, thanh gỗ để làm diêm…); nhóm 94.01 và 94.03 là ghế ngồi và các bộ phận của ghế ngồi; đồ nội thất bằng gỗ: giảm thuế nhập khẩu từ các mức thuế suất 20% và 25% xuống cùng một mức thuế suất là 0%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) giảm từ 5% xuống 2%.
Với mặt hàng ethane, bổ sung mã HS 2711.19.00 vào Chương 98 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng ngô hạt giảm từ 2% xuống 0%; mặt hàng khô dầu đậu tương giảm từ 1%, 2% xuống 0%.
Áp lực cho nông sản Việt
![]() |
Việc mở rộng danh mục trái cây tươi nhập khẩu sẽ góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản thế giới vào Việt Nam. Ảnh TTXVN |
Dưới góc nhìn của giới quan sát, việc mở rộng danh mục trái cây tươi nhập khẩu sẽ góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản thế giới vào Việt Nam. Chỉ riêng trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt gần 544 triệu USD, tăng 64% so với năm 2023. Đây là mức tăng trưởng vượt trội so với tốc độ tăng chung của tổng nhập khẩu rau quả (23,7%), phản ánh nhu cầu tiêu thụ trái cây Mỹ tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.
Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính, việc sửa đổi chính sách thuế này không chỉ giúp cải thiện cán cân thương mại với các đối tác mà còn khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu, tạo lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước.
Tiến sỹ Chu Thanh Tuấn, chuyên gia kinh tế nhận định, việc Việt Nam gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ nhằm góp phần cân bằng cán cân thương mại trong bối cảnh Mỹ đang có xu hướng siết chặt các chính sách thương mại. Theo ông, một trong những giải pháp hiệu quả để giảm áp lực từ chính quyền Mỹ là mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản Mỹ như đậu nành, thịt bò, ngô và lúa mì – những sản phẩm mà Mỹ đang dư thừa nguồn cung và muốn tìm thị trường tiêu thụ.
Xu hướng nhập khẩu nông sản đang tăng mạnh mẽ như một "cơn lốc", đặc biệt với khả năng đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ để cân bằng thương mại, điều này có thể tạo áp lực không nhỏ cho ngành nông sản Việt Nam. Trước bối cảnh đó, để không bị "lép vế" ngay trên sân nhà, ngành nông sản Việt cần có những thay đổi chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm và giá cả hợp lý. Đặc biệt, thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu, ngành nông sản nội địa cũng cần củng cố vững chắc thị phần trong nước để tránh nguy cơ bị các doanh nghiệp ngoại giành lợi thế.
Trong tháng 3/2025, Việt Nam nhập khẩu rau quả trị giá 172,1 triệu USD (khoảng 4.400 tỷ đồng), tăng 4,2% so với tháng trước và 6,5% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung ba tháng đầu năm, con số này đã đạt 577,8 triệu USD (14.774 tỷ đồng), tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Chile, Myanmar, Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia và Thái Lan. Một số mặt hàng nhập khẩu nổi bật là nho sữa từ Trung Quốc, cherry từ Chile, táo từ Mỹ và Australia… Đáng chú ý, nho sữa với mức giá chỉ vài chục nghìn đồng mỗi kg đã nhanh chóng xuất hiện rộng rãi tại các chợ mạng và chợ dân sinh.
Bên cạnh trái cây, nhập khẩu thịt cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Dù số liệu tháng 3/2025 chưa được cập nhật, chỉ trong hai tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 373 triệu USD (hơn 9.500 tỷ đồng) nhập khẩu thịt, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Ấn Độ là nhà cung cấp lớn nhất, tiếp theo là Nga, Mỹ, Brazil, Canada, Ba Lan và Hà Lan.
![]() |
![]() |
![]() |