Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Yên Bái” cho sản phẩm măng tre Bát Độ
Yên Bái: Sản phẩm gạo nếp Tú Lệ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Yên Bái: Mật ong Mù Cang Chải được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Yên Bái: Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý |
Khu vực địa lý bao gồm xã Kiên Thành, xã Hồng Ca, xã Hưng Khánh, xã Lương Thịnh, xã Tân Đồng thuộc huyện Trấn Yên; xã An Bình, xã Mậu Đông, xã Đông An, xã Tân Hợp, xã Lâm Giang thuộc huyện Văn Yên; xã Xuân Lai, xã Yên Thành, xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân thuộc huyện Yên Bình; xã An Phú, xã Động Quan, xã Tô Mậu, xã Mường Lai, xã Minh Chuẩn thuộc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
![]() |
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Yên Bái” cho sản phẩm măng tre Bát Độ |
Măng tre Bát Độ là giống măng được trồng rất nhiều tại tỉnh Yên Bái, là loại măng rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện, khí hậu địa hình vùng cao và cho năng suất cao. Với đặc tính ngon, giòn, thịt trắng, dày, vỏ mỏng, măng Bát độ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Đối với những du khách ưa thích các món ăn từ măng thì đây là một điểm đến lý tưởng với những món ăn khác nhau chế biến từ măng Bát Độ.
Với những điều kiện địa lý độc đáo, phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây măng tre Bát Độ, địa danh Yên Bái đã trở nên nổi tiếng với sản phẩm đặc thù này.
Tre măng Bát Độ được trồng nhiều nhất ở huyện Trấn Yên, với diện tích lớn. Khi thu hoạch, măng tre Bát Độ có củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Măng to từ 3kg - 8 kg, vỏ mỏng, thịt trắng, dày, lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%. Măng tre Bát Độ không bị he, ăn có vị ngọt, giòn, không cần nấu kỹ như các loại măng khác lại dễ chế biến.
![]() |
Măng tre Bát Độ có củ to, ăn có vị ngọt và giòn hơn nhiều loại măng tre bình thường |
Măng tươi Bát Độ Yên Bái có 4 loại bao gồm măng tươi, măng ủ chua, măng muối và măng khô. Măng tươi có vị ngọt của măng khi nấu chín, không có xơ khi ăn, giòn, mùi không ngái. Hàm lượng chất xơ thô từ 0,22 đến 0,72 g/100g; hàm lượng Amino axit: 3,53 - 3,61 mg/kg.
Măng ủ chua không có xơ. Hàm lượng chất xơ thô từ 0,4 đến 0,82 g/100g. Măng muối có vị ngọt của măng khi nấu chín, mặn vừa, ít chua; không có xơ khi ăn, rất giòn. Hàm lượng chất xơ thô từ 0,4 đến 0,68 g/100g.
Trong khi đó, măng sợi khô có vị ngọt đậm của măng khi nấu chín, không có xơ khi ăn. Hàm lượng chất xơ thô từ 0,38 đến 0,63 g/100g, hàm lượng Amino axit từ 2,38 đến 2,5 mg/kg.
Đặc trưng nổi bật của măng tre Bát Độ Yên Bái đó là vị ngọt và đặc tính ít xơ sợi của măng. Hai tính chất đặc biệt này của măng tre Bát Độ Yên Bái có được chính là nhờ điều kiện độc đáo về mặt khí hậu, địa hình và đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng của khu vực địa lý.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Vĩnh Long: Huyện Bình Tân chêm 50ha khoai lang được chứng nhận VietGAP

Sản phẩm gạo Séng Cù được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Mường Khương – Bát Xát”

Yên Bái: Sản phẩm gạo nếp Tú Lệ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Yên Bái: Mật ong Mù Cang Chải được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Quảng Nam: Công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2020

Cà Mau: Công bố 33 sản phẩm OCOP năm 2020 đạt hạng 4 sao và 3 sao

Thừa Thiên-Huế: Sản phẩm tinh dầu tràm được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý

Đắk Nông: Tổng kết mô hình trồng thâm canh lúa thơm ST24 theo hướng hữu cơ
