Xuất khẩu tôm năm 2021 có thể đạt 4,2 tỷ USD

Nếu dịch COVID-19 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kiểm soát trong vòng 2 tháng nữa, xuất khẩu tôm năm 2021có thể đạt 4,2 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng gần 50% trong nửa đầu năm 2021 VASEP: Xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể cán đích 9 tỷ USD Xuất khẩu tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79%

02 kịch bản cho ngành tôm

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn rủi ro khi ngành tôm đang phát triển nóng, có thể dẫn đến lạm dụng trong sử dụng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trưởng trong nuôi trồng thủy sản. Diễn biến dịch bệnh Covid-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế khó lường…

Xuất khẩu tôm đối mặt với một số thách thức mới, nhất là sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia, những cảnh báo về an toàn thực phẩm. Một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu tôm năm 2021 có thể đạt 4,2 tỷ USD
Xuất khẩu tôm năm 2021 có thể đạt 4,2 tỷ USD

Trong đó, Trung Quốc một trong những thị trường nhập khẩu tôm chính đang siết các quy định về nhập khẩu hàng đông lạnh trong đó có tôm. Các quy định về kiểm soát dịch Covid-19 khiến xuất khẩu ở thị trường này giảm trên 20%. Hiện, chưa biết khi nào thị trường này sẽ dừng kiểm dịch.

Còn tại thị trường Hàn Quốc yêu cầu sản phẩm tôm phải đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) mới được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, ảnh hưởng không nhỏ đến màu sắc, mùi vị… của sản phẩm.

Tổng cục Thủy sản cho biết 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng năm 2021 đạt 1,5 tỷ USD.

Tổng cục Thủy sản dự báo xuất khẩu tôm nửa cuối năm sẽ tăng trưởng tốt ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, mục tiêu xuất khẩu đạt từ 3,8 - 4 tỷ USD.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: "Với kịch bản lạc quan, dịch COVID-19 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kiểm soát trong vòng 2 tháng nữa, xuất khẩu tôm năm 2021có thể đạt 4,2 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.

Tuy nhiên, nếu tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất khẩu chỉ đạt dưới 4,1 tỷ USD và tăng trưởng 9%. Giá trị xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều trong kiểm soát dịch bệnh”.

Ông Nam phân tích chỉ sau 2 tuần tháng 7, mọi diễn biến ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng như hai thái cực. Trước tháng 6, các doanh nghiệp tại các vùng sản xuất, chế biến tôm chính của Việt Nam gần như chưa bị tác động nhiều dịch COVID-19. Tuy nhiên, biến thể mới của dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ĐBSCL chững lại.

Doanh nghiệp thủy sản các tỉnh phía Nam hiện đang khó khăn trong thực hiện “3 tại chỗ” để vừa phòng chống dịch và vừa sản xuất. Các doanh nghiệp mong muốn được tiêm vaccine kịp thời cho công nhân, ngư dân để đảm bảo an toàn sản xuất.

Ảnh hưởng dịch COVID-19, giá tôm giảm mạnh

Theo Tổng cục Thủy sản, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL hiện giảm do nguồn cung dồi dào và do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên khó khăn trong thu mua, vận chuyển.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg giảm 20.000 đồng/kg so với tháng trước xuống còn 250.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg giảm 15.000 đồng/kg xuống còn 145.000 đồng/kg.

Xuất khẩu tôm năm 2021 có thể đạt 4,2 tỷ USD
Ngành tôm, cần tập trung vào quy mô, sản lượng..

Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 - 70 con/kg giảm 18.000 đồng/kg xuống còn 98.000-105.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg giảm 8.000 đồng/kg xuống còn 85.000 đồng/kg.

Ngoài Bạc Liêu, giá tôm tại tỉnh Tiền Giang cũng giảm khoảng 10%, tương đương 10.000 – 20.000 đồng/kg do từ ngày 6/7 các chủ vựa ở chợ Bình Điền thông báo dừng nhập tôm vì chợ tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19.

Trong khi giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 30 - 35% khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản từ cuối năm 2020 đến nay tăng cao. Giá thức ăn hỗn hợp cũng thiết lập một mặt bằng mới và dự báo từ nay đến cuối năm còn khó khăn vì các chuỗi sản xuất lương thực của thế giới bị đứt gãy.

Không chỉ ở Việt Nam, tất cả các thị trường khác trên thế giới đều phải chịu đợt tăng giá, chúng ta đang vào cuộc với những yếu tố bất lợi đồng đều.

"Việt Nam có 740.000 ha nuôi tôm nhưng việc mở rộng diện để nâng cao sản lượng là rất khó. Do đó, muốn tăng năng suất cần phải ứng dụng công nghệ nhằm chất lượng, hạ giá thành con giống, thức ăn, kiểm soát môi trường nuôi và thú y phòng bệnh thì mới có thể cạnh tranh được với các nước có nền nuôi tôm phát triển", Thứ trưởng Tiến cho hay.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNNT Phùng Đức Tiến cho biết riêng ngành tôm, Chính phủ giao chỉ tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Mục tiêu năm 2021, xuất khẩu tôm đạt hơn 4 tỷ USD.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đến ngành thủy sản, để hoàn thành mục tiêu trên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương và các đơn vị có liên quan cần nhìn nhận lại những kết quả đạt được trong năm 2020, 06 tháng đầu năm 2021, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, nguyên nhân khách quan, chủ quan để tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt vướng mắt nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra đối với ngành tôm. Trong đó, cố gắng duy trì tốt sản lượng, cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao trong chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm; xử lý các vấn đề tồn tại trong chuỗi liên kết tổ chức sản xuất,chế biến và duy trì, phát triển thị trường...

"Trong năm 2021, để giải quyết các bất cập của ngành tôm, cần tập trung vào quy mô, sản lượng, giá thành, củng cố, phát triển ngành tôm, tạo đà phát triển chuẩn bị bước xa hơn, bức phá nhanh trong thời kỳ tới. Thống nhất hành động trong 03 trục: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân nhằm giải quyết, xây dựng ngành tôm thành một ngành hàng lợi thế, mang lại giá trị cao, nhất là có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

H.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Liên kết sản xuất trong ngành lúa gạo - giải pháp đường dài cho xuất khẩu bền vững

Dù đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 34 năm qua, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt vẫn bộc lộ nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Nông lâm thủy sản: Điểm tên 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Từ đầu năm 2024 đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô là: Gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thủy sản, rau quả, gạo. Trong đó, 3 nhóm hàng mới đạt kim ngạch tỷ đô tính trong 2,5 tháng đầu năm là cà phê, rau quả và gạo.
Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt “tự gõ vào chân mình" khi đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán

Doanh nghiệp Việt đang “tự gõ vào chân mình" khi tự đẩy giá thành điều nguyên liệu cao hơn giá bán. Tình trạng này khiến hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều nhân trong nước bị thua lỗ hoặc không có lợi nhuận, nhiều nhà chế biến đã phải tạm dừng hoạt động hoặc giảm sản lượng.
Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc

Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu.
Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Xuất khẩu tiếp tục khởi sắc, ấn tượng 4 nhóm hàng tỷ USD

Nửa đầu tháng 3 (từ ngày 1 - 15/3), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 16,67 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3 có tới 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

An Giang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm

Thời gian tới, An Giang sẽ đổi mới việc xúc tiến thương mại; hỗ trợ các thương nhân kinh doanh gạo, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo vào các thị trường trọng điểm, truyền thống và các thị trường mới, tiềm năng.
Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Xuất khẩu thép sang thị trường EU đối mặt với hai rào cản lớn

Mặc dù đạt kết quả xuất khẩu cao trong năm vừa qua, song từ giữa năm 2023 và nhất là từ năm 2024 trở đi, xuất khẩu thép sang thị trường EU phải đối mặt với nhiều thách thức có thể tác động tới xuất khẩu của ngành.
Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt con số 1 tỉ USD ngay trong quý đầu tiên của năm. Điều này cho thấy ngành rau quả có nhiều triển vọng tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Các thị trường tiêu thụ quan trọng vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

Trung Quốc mạnh tay gom tôm hùm, xuất khẩu vọt tăng gấp gần 19 lần

2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, cao hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng thời điểm 2023.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Canada

Đối với thị trường Canada, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường này vẫn rất khả quan, bởi Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Anh.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong tổng thể hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những tháng đầu năm nay, với nhiều điểm đột phá. Các chuyên gia nhận định, với "cánh cửa" mở rộng tại nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2024 hoàn toàn có thể đạt mục tiêu 55 tỷ USD.
Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi Việt Nam thu về gần 8 triệu USD trong 2 tháng đầu năm

Xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 558 tấn và thu về 3,4 triệu USD trong tháng 2/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta thu về 7,9 triệu USD với 1.437 tấn hoa hồi, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Doanh nghiệp nên làm gì để xuất khẩu nông sản vào ASEAN đạt tỷ USD?

Tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang 6 thị trường thuộc khối ASEAN với tổng trị giá 19,31 triệu USD, giảm 13% so với mức 22,2 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Xuất khẩu cà phê có thể đạt 5 tỉ USD trong năm 2024

Hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỉ USD trong năm 2024.
Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Đánh thuế 10% với dịch vụ xuất khẩu gây bất lợi cho doanh nghiệp chế xuất

Theo VASEP, Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ, xu hướng của thế giới, tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trong năm 2023, tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba thị trường xuất khẩu dăm gỗ chính của Việt Nam, chiếm 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Rau quả xuất khẩu kỳ vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Sản lượng sầu riêng của Việt Nam lợi thế hơn nhiều nước bởi trồng gối vụ, sản lượng có quanh năm. Không những thị trường Trung Quốc, mà cả các thị trường khác. Năm 2024, ngành rau quả có nhiều cơ hội đạt được kỷ lục mới.
Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - (Sơn Đông) Trung Quốc còn rất nhiều dư địa để khai thác

Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) còn rất nhiều dư địa để khai thác.
Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Tháng 2/2024, xuất khẩu dầu thô thu về hơn 200 triệu USD

Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.
Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, thời cơ xuất khẩu gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng thiết yếu tại Philippines và dự kiến trong năm 2024 Philippines có thể nhập tới 4,1 triệu tấn gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Năm 2024, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc có thể đạt 200 triệu USD

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc. Dự báo, năm 2024 xuất khẩu chuối đạt khoảng 310 - 312 triệu USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

2 tháng đầu năm 2024, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM đến hết tháng 2/2024 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023 và hiện đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu.
Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Cơ hội để doanh nghiệp ngành gỗ bứt phá trong năm 2024

Năm 2024 chưa phải “thời điểm vàng” của ngành gỗ. Tuy nhiên, cơ hội mở rộng, phát triển thị phần được cho là khá lớn. Các Hiệp định Thương mại tự do được Việt Nam phê chuẩn tiếp tục là “cú hích”, cơ hội thuận lợi để ngành gỗ đi xa.
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Kinh tế thế giới vẫn bất ổn, báo hiệu một năm không ít khó khăn với xuất khẩu dệt may, buộc các doanh nghiệp trong ngành phải có biện pháp ứng phó linh hoạt và nỗ lực tìm hướng đi mới.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại

Kinh tế của quốc gia thịnh vượng nhất châu Âu này trong năm 2024 cũng dự báo còn nhiều thách thức, điều này dẫn đến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đức chưa thể ổn định trở lại trong năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động