Doanh nghiệp ngành nước huy động 300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu Bài 2: Cần cơ chế thu hút nguồn lực tư nhân vào ngành nước |
Buổi trình diễn công nghệ ngành nước Việt Nam 2023, nhằm giới thiệu các giải pháp quản lý sử dụng nước bền vững, giải quyết những thách thức cấp bách về nước |
Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành nước Việt Nam diễn ra ngày 28/9, Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Imagine H2O, tổ chức tăng tốc công nghệ nước toàn cầu, đã hợp tác để giới thiệu các giải pháp quản lý sử dụng nước bền vững. Những giải pháp này giải quyết những thách thức cấp bách về nước, giúp các công ty sản xuất và xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của các đối tác quốc tế và tăng trưởng trong bối cảnh thị trường ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng Ban Chính sách Phát triển của VWSA, cho biết: “Sự kiện này diễn ra ở thời điểm quan trọng khi ngành nước của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Tính bền vững và đổi mới không thể tách rời. Do vậy, việc triển khai công nghệ mới là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nước sạch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế trong bối cảnh đô thị hoá tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước”.
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Trưởng Ban Chính sách Phát triển của VWSA, phát biểu tại sự kiện |
Buổi trình diễn công nghệ có sự góp mặt của sáu công ty khởi nghiệp đột phá, bao gồm EnvironSens - áp dụng giải pháp sinh học với chức năng cảm biến IoT để phát hiện và cảnh báo theo thời gian thực các độc tố có trong nước. EnvironSens đã có các thử nghiệm thành công tại Việt Nam, cho thấy khả năng ứng dụng cao của những cải tiến này. Ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Nước tại SAWACO, đánh giá về tính khả thi của EnvironSens: “Công nghệ này cho phép chúng tôi rút ngắn đáng kể thời gian phát hiện các chỉ tiêu cụ thể của tình trạng ô nhiễm nước tại nguồn. Nó có thể giúp tiết kiệm khoảng hai đến ba năm nghiên cứu và đánh giá so với việc sử dụng chỉ thị sinh học truyền thống”.
Mempure, một công ty khởi nghiệp nổi bật khác, đã giới thiệu giải pháp lọc nước chính xác sử dụng màng lọc nano sợi rỗng. Giải pháp này cũng được ứng dụng thành công tại một nhà máy sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam, giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và giảm bớt các sự cố tại chỗ.
Sự kiện cũng trưng bày hệ thống xử lý nước thải tại nguồn phi tập trung của Indra Water, thu hút sự chú ý của nhiều người tham gia. Giải pháp của họ yêu cầu bảo trì thấp, đồng thời đem lại hiệu quả hoạt động cao nhỏ gọn hơn và nhanh hơn các giải pháp hiện có: giảm 50% thời gian dành cho bảo dưỡng, với giải pháp được triển khai chỉ trong vòng 45 ngày - nhờ đó mang lại sự linh hoạt, đặc biệt trong ứng dụng trong xử lý nước thải dệt may và xử lý nước thải có dầu.
Hydroleap đã giới thiệu công nghệ xử lý nước bằng phương pháp điện hoá hiệu suất cao, nhấn mạnh khả năng tự động hóa thông minh để giảm thiểu sự thụ động, dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng dưới 1 kWh/m3 đối với các loại nước thải. Việc tập trung vào tiền xử lý đô thị, nước thải xây dựng, nước thải nhiễm dầu và tái sử dụng tháp giải nhiệt đã thu hút sự quan tâm đáng kể của những người tham dự.
PureActive Water đã phát triển công nghệ điện phân không sử dụng hóa chất và muối để khử trùng nước. Họ đã minh họa cách công nghệ tạo ra chất oxy hóa tự nhiên lâu dài đồng thời loại bỏ màng sinh học, làm cho nước có thể tái sử dụng trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, chăn nuôi và khách sạn.
Teredo Analytics mang tới một giải pháp sáng tạo với hệ thống phát hiện âm thanh bất thường dựa trên AI để theo dõi và phát hiện vấn đề liên quan tới rò rỉ đường ống hay sự cố máy móc. Giải pháp tiên phong của họ mang lại cách tiếp cận chủ động để bảo trì bảo dưỡng tài sản, có thể tiết kiệm tới 100 nghìn lít nước qua việc ngăn chặn rò rỉ.
Ông Nimesh Modak, Giám đốc của Imagine H2O Châu Á |
Ông Nimesh Modak, Giám đốc của Imagine H2O Châu Á, cho biết: “Sự kiện này nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy đổi mới ngành nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
“Chúng tôi tin rằng quản lý nước bền vững không chỉ là điều cần làm ngay mà còn là cơ hội tăng trưởng. Sáu công nghệ đổi mới chúng tôi giới thiệu hôm nay minh hoạ rõ ràng cho tương lai của các giải pháp nước cho các công ty xuất khẩu và sản xuất, giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu đồng thời tăng trưởng bền vững trong bối cảnh thị trường ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường”, Ông Nimesh Modak, chia sẻ.
Khi các công ty xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn xử lý và hiệu suất sử dụng nước cao hơn từ các khách hàng xuất khẩu, các giải pháp quản lý nước bền vững đã nổi lên như một tia hy vọng. Những đổi mới được trình diễn đã cung cấp các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những thách thức này và tạo tiền đề cho một tương lai xanh hơn, bền vững hơn.
Về Imagine H2O Châu Á Imagine H2O Asia là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Singapore, kết nối các công ty khởi nghiệp toàn cầu với các thị trường, đối tác mới và hỗ trợ thí điểm để giải quyết các thách thức về nước và nước thải ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, được hỗ trợ bởi các đối tác khu vực công, các nhà tài trợ doanh nghiệp và các công ty tiện ích hàng đầu, Imagine H2O Asia cam kết định hình một tương lai nước bền vững cho khu vực. |
Doanh nghiệp ngành nước huy động 300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu |
Bài 2: Cần cơ chế thu hút nguồn lực tư nhân vào ngành nước |