Ngải cứu vừa làm rau, vừa làm thuốc quý |
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cây ngải cứu vốn là một loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.
Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0.4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.
Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác. Trong dan gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng,… Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.
Mô hình trồng ngải cứu của anh Dũng |
Với 7 ha trồng ngải cứu xuất khẩu, gia đình anh Phạm Tiến Dũng ở xã Nghĩa Đồng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) mới chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu tiêu thụ của đối tác trong và ngoài nước.
Anh Dũng cho hay, năm 2018, anh quyết định đưa cả gia đình rời thành phố Nam Định về xã Nghĩa Đồng thuê 70.000m2 đất bãi ven sông Đào để trồng ngải cứu xuất khẩu.
Sau khi sử dụng khoảng 100 tấn phân chuồng ủ mục để cải tạo đất, san lấp, xây dựng mô hình trồng ngải cứu, năm 2020, anh bắt đầu trồng lứa ngải cứu đầu tiên.
Với khí hậu miền Bắc, những tháng đầu năm, cây phát triển mạnh và cho năng suất cao nhất. Thời điểm các tháng cuối năm, hanh khô kéo dài, anh Dũng sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây; thường xuyên tưới nước giúp cây phát triển tốt.
Hiện tại, gia đình anh Dũng đang cung cấp sản phẩm ngọn và thân ngải cứu cho 2 đơn vị là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ớt Việt Nam (trụ sở tại tỉnh Ninh Bình) và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Liên Hưng Phát (trụ sở tại tỉnh Bắc Giang) để xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Năm 2023, đã có khách hàng đặt cung cấp khoảng 35 tấn ngọn ngải cứu/tháng song gia đình mới chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu.
Với 7 ha ngải cứu, trung bình mỗi tháng, gia đình anh Dũng thu được khoảng 15 tấn sản phẩm. Với giá thu mua 8.000 đồng/kg, doanh thu mỗi tháng đạt khoảng 120 triệu đồng. Hiện, gia đình anh đang tạo việc làm thường xuyên cho 15-30 lao động địa phương, với mức lương trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Tác dụng của rau ngải cứu với sức khỏe
Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… Ngải cứu cũng là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).
Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu: Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Giúp lưu thông máu lên não: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
Trị suy nhược cơ thể, kém ăn: Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Muối ngải cứu giảm mỡ bụng: Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đa lưng sau mang thai.