Ngải cứu là một nguyên liệu rất quen thuộc trong Đông y |
Cây ngải cứu có tên là Latin là Artemisia absinthium là một loại cây cỏ có giá trị cao, có mùi hương đặc biệt, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Mặc dù cây ngải cứu có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng vì đặc tính rất dễ phát triển trên nhiều vùng khí hậu khác nhau, đến nay cây ngải cứu có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới từ Châu Á, Châu Phi và cả châu Mỹ.
Ngải cứu có thân màu trắng bạc hoặc xanh bạc, lá có màu vàng-xanh và hoa có dạng búp có màu sáng hoặc vàng nhạt. Tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay.
Loại cây này đã trở nên nổi tiếng bời được sử dụng để tạo ra rượu ngải cứu (Absinthe). Đây là một loại rượu có nguồn gốc từ Pháp được ưa chuộng bởi rất nhiều nghệ sĩ vào thế kỉ thứ 19, trong đó có cả họa sĩ người Hà Lan Vincent Van Gogh và loại rượu này cũng đã gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.
Từ lâu, ngải cứu được xem như là một chất gây ảo giác và là một chất gây độc, vì vậy cây ngải cứu đã bị cấm tại Hoa Kỳ trong hơn một nửa thế kỷ từ năm 1912 đến năm 2007. Hiện nay, ngải cứu đã được công nhận hợp pháp và được cho phép sử dụng tại Hoa Kỳ.
Lá ngải cứu là một nguyên liệu rất quen thuộc trong Đông y, có tác dụng trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá... Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Theo các ghi chép lịch sử, lá ngải cứu được triều đại nhà Đường của Trung Quốc gọi tên là "y vương" vì chúng có thể dùng chữa bệnh theo nhiều cách khác nhau. Bác sĩ Xiufeng, Khoa Phụ nữ Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết, lá ngải cứu có dược tính, thường được dùng để điều trị một số bệnh. Nhiều gia đình có thói quen phơi khô lá ngải cứu rồi giữ để dùng dần. Đặc biệt, dùng lá ngải cứu để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn.
4 lợi ích gội đầu bằng ngải cứu
Giảm dầu cho tóc
Tinh dầu trong ngải cứu giúp cân bằng lượng dầu tiết ra của da đầu, đồng thời giảm bớt tình trạng da đầu tiết nhiều dầu. Do đó những ai thường xuyên bị bết tóc, tóc nhiều dầu thì có thể áp dụng cách gội đầu bằng lá ngải cứu.
Ngoài dùng lá ngải cứu gội đầu thì ngâm chân bằng ngải cứu khô trước khi đi ngủ cũng rất tốt. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có tác dụng chữa nấm da chân, giảm mệt mỏi, khử mùi hôi chân, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ lưu thông máu...
Làm ấm cơ thể, phòng cảm lạnh
Da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Trong quá trình gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất giải phong hàn, sinh nhiệt có thể thẩm thấu vào cơ thể thông qua xoa bóp. Lá ngải cứu tính ấm, do đó dùng thứ nước này để gội đầu có tác dụng làm ấm kinh mạch, khu trừ hàn ẩm, giảm đau, tán phong tán hàn, có tác dụng trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh.
Đối với người đã bị cảm lạnh thì nên tránh gội đầu mà nên ăn canh ngải cứu. Cách nấu như sau: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.
Giúp ngủ ngon hơn
Nếu chất lượng giấc ngủ kém, bạn nên gội đầu bằng lá ngải cứu. Tinh dầu ngải cứu thơm nhẹ có thể làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng thần kinh. Nhưng cần lưu ý nếu gội đầu vào buổi tối thì phải đợi tóc khô rồi mới đi ngủ, nếu không sẽ không tốt cho sức khỏe.
Chống gàu, chữa rụng tóc
Gội đầu bằng nước lá ngải cứu có tác dụng trị gàu, giảm ngứa hiệu quả do chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. Nó có thể được sử dụng nhiều lần để đạt được hiệu quả chống ngứa và trị gàu. Đáng nói, lá ngải cứu sẽ không gây hại cho da đầu mà còn có tác dụng nuôi dưỡng nang tóc một cách nhất định.
Cách gội đầu bằng nước ngải cứu
Bước 1: Đun sôi nước với lá ngải cứu khô, càng đặc càng tốt, bạn có thể cho vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần.
Bước 2: Đổ nước lá ngải cứu vào nước ấm trước khi gội đầu, nước có thể ngả sang màu vàng sẫm, làm ướt toàn bộ da đầu và tóc, sau đó dùng khăn quấn tóc lại, để nước ngải cứu ủ lưu lại trên da đầu trong 10 phút.
Bước 3: Gội sạch bằng dầu gội hoặc nước ấm.
Giai đoạn đầu gội đầu bằng nước lá ngải cứu khoảng 3 lần / tuần, khi da đầu không còn ngứa và hết gàu thì có thể gội 1-2 lần / tuần sẽ tốt cho việc dưỡng da đầu và toàn thân tóc.
Ngoài gội đầu, lá ngải cứu còn có thể dùng để làm gì nữa?
Cây ngải cứu trị nấm da chân
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một ít lá ngải cứu, sau đó vớt lá ngải cứu cho vào nồi, đổ vào nồi một lượng nước sôi vừa đủ, dùng để ngâm chân khi nhiệt độ nước thích hợp, tuần 3 lần, khoảng nửa giờ mỗi lần.
Nguyên nhân là do ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nên chữa bệnh nấm da chân rất hiệu quả.
Thuốc chống muỗi bằng cây ngải cứu
Cây ngải cứu có mùi thơm đặc biệt có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
Đốt ngải cứu hoặc cây ngải cứu hàng đêm, khói tỏa ra có thể xua đuổi muỗi nhanh chóng; ngâm ngải cứu và cây tầm bóp vào nước giẻ lau sàn nhà, đun thành nước ấm rồi chườm lên cơ thể, có thể phát huy tác dụng vai trò đuổi muỗi.
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu, phương pháp an toàn và hiệu quả |
Sức khỏe: Một số bài thuốc nam từ cây ngải cứu |
Vô vàn công dụng hữu ích của ngải cứu với sức khỏe |