Cây ngải cứu |
Nguồn gốc và tên gọi
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới tới cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Âu, châu Á, Bắc Phi. Ở Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời trong nhân dân từ nam đến bắc, người dân Việt Nam đã có những cách chế biến và sử dụng để dùng cho việc chữa bệnh, sắc thuốc, nấu ăn…
Trong đó cây ngải cứu không chỉ có một tên gọi mà còn có những tên gọi khác nhau đối với 1 số các dân tộc thiểu số khác: Quả sú (Hmông), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao), cỏ Linh ly (Thái). Qua mỗi một dân tộc khác nhau lại có cách gọi khác nhau và có những cách chế biến, sử dụng vào mục đích khác nhau.
Công dụng của cây ngải cứu
Điều kinh
Gần đến những ngày kinh dự kiến, có thể chia làm 3 lần để uống trong ngày với lượng từ 6-12 gr để hãm thành trà. Hoặc có thể sử dụng lá chế biến cùng các món ăn.
Sơ cứu vết thương
Lá tươi giã nát thêm một chút muối đắp lên vết thương giúp cầm máu, giảm đau nhức.
Trị mụn, nổi mẩn ngứa
Lá giã nát, đắp lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Với trẻ em thì xay nát rồi lọc để lấy nước tắm.
Chườm giảm đau
Đun lá cho ra nước rồi vò nát chắt nước, cho lá vào vải xô hoặc khăn để chườm. Chườm lúc ấm nóng để thấy hiệu quả tốt nhất.
Một số món ăn từ lá ngải cứu
Trứng ngải cứu |
Trứng ngải cứu không còn xa lạ với người dân Việt, nhưng lại có nhiều người không thích vị đắng của lá ngải. Vậy để có một món trứng ngải cứu vừa độ đắng của lá nhưng vẫn giữ được hương vị của món trứng cần lưu ý những điều dưới đây:
Khi rửa lá ngải cần ngâm lá với nước muối khoảng 10 phút rồi chần 1-2p để khử bớt vị đắng nhưng vẫn giữ được rau được xanh.
Cắt nhỏ lá ngải rồi cho vào với trứng, cùng với một ít hành tím, muối hoặc mắm để món trứng chiên được thơm ngon và dậy mùi hơn.
Gà tần ngải cứu
Là một món bổ dưỡng, tốt cho những người kén ăn hay cảm cúm; đối với bà bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Chế độ ăn uống và những trường hợp không nên sử dụng lá ngải cứu
Tác dụng phụ của ngải cứu có thể gây tổn thương thần kinh, hưng phấn quá mức thậm chí dẫn tới co giật. Vì vậy, lời khuyên là chỉ nên dùng 2 lần/tuần. Nếu người bình thường thì không nên nấu nước pha trà uống hàng ngày.
Phụ nữ mang thai nên được bác sĩ tư vấn sử dụng các món ăn liên quan tới lá ngải cứu
Sử dụng tinh dầu ngải cứu hợp lý để không gây ra độc tính cho gan, thận.
Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng vì sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột.
Thuốc Đông y: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu |
Bất ngờ tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe |
Những công dụng tuyệt vời từ cây ngái không phải ai cũng biết |