Cây ngái còn có tên gọi là Dã vô hoa, Mạy nọt (người Tày), Loong tốt (người Kdong), Chị cu điằng (người Dao). Tên khoa học của cây ngái là Ficus hispida L.f., thuốc họ Moraceae (họ Dâu tằm).
![]() |
Cây thân gỗ nhỡ, cao khoảng 5 – 7m, rất giống cây sung. Các nhánh cây chắc khỏe, cành lúc non mềm, thân rỗng, phủ lông cứng hơi nhám và màu nâu, khi già thì nhẵn và chắc khỏe.
Lá cây mọc đối xứng, có hình bầu dục hoặc trái xoan, tròn ở gốc và nhọn ở chóp, có răng cưa, lông nhám ở cả 2 mặt. Lá mọc kèm hình tam giác, có lông ngắn. Lá cây ngái to gấp 3 lần so với lá sung và nhiều lông nhám, lá dài 15 – 30cm.
Cây ra hoa từ tháng 1 – 4 hàng năm, mọc thành cụm ở gốc thân và các cành già. Hoa đực mọc tập trung ở đỉnh cụm hoa, hoa cái có bầu, bao bọc bởi đài hoa, vòi hoa có lông mềm.
Cây ra quả vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thường mọc trên thân sát mặt đất. Cây cho quả phức dạng sung, có hình cầu, đầu tù bẹt, rất giống quả sung như to hơn, vỏ hơi bóng, có lông nhám và đốm trắng nhỏ trên quả. Khi chín quả ngái có màu vàng.
Theo Đông y lá ngái có vị ngọt chát, mùi nồng, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn vết thương, chống phù thũng, giải độc máu nên dùng trong điều trị các bệnh lý như sốt rét, viêm da phù nề, tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bổ gan, trị sỏi thận …
Trong điều trị bệnh trĩ, lá ngái có tác dụng giảm phù nề hậu môn, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm búi trĩ, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra.
Theo Y học hiện đại, trong thành phần lá ngái có chứa hoạt chất Pectin, Kali, các axit béo Omega-3, Omega-6, Enzyme proteolytic, axit hữu cơ, một số khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, magie men lipid, men protein và phenol, cùng thành phần vitamin A, B, …giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng kiết lỵ hoặc táo bón kinh niên nguyên nhân gây bệnh trĩ.
![]() |
Một số bài thuốc sử dụng cây ngái:
Bài thuốc từ cây ngái giúp chữa sốt, sốt rét: lá ngái đem đi rửa sạch, giã nát, thêm nước rồi gạn uống. Để đề phòng căn bệnh sốt rét, chúng ta có thể lấy lá hoặc vỏ cây ngái đem đi sao vàng, nấu nước uống thay chè.
Chữa phù thũng: vỏ thân cây ngái 50g, ngâm nước vo gạo 2 giờ, sau đó đem vớt ra, phơi khô, thái nhỏ, sao vàng. Thêm vào lá sung rụng dưới ao 30g, mã đề 30g, bồ hóng một dúm đem trộn đều, sắc với 400ml nước, cho đến khi còn 100ml, đem chia 2 lần uống trong ngày.
Tiêu chảy do bị ngộ độc thức ăn: vỏ thân cây ngái 30g, rễ cây sống rắn 20g, rễ màng tang 20g. Tất cả chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống.
Đau lưng, nhức xương:
Cách 1: rễ ngái 50g, rễ cỏ xước 50g, dây đau xương 30g, rễ si 30g đem sao vàng, sắc uống.
Cách 2: 25g vỏ và thân cây đem cạo sạch phía ngoài ngâm nước vo gạo 2 tiếng loại bớt mủ trắng rồi phơi khô và đem sắc lấy nước hoặc ngâm rượu để xoa lên vùng đau.
Cách 3: 40g rễ sung dại, 20g tầm gửi, 15g rễ cây xấy hổ màu tím, 15g rễ cỏ xước, 12g rễ cam sành, 12g rễ muống biển. Ngâm rễ muống biển với nước gạo qua đêm rồi phơi khô với các dược liệu còn lại. Rửa sạch tất cả sắc với 1 lít nước lấy 300 ml cô đặc. Chia 3 phần uống sau ăn (cách 1 tiếng). Nếu bệnh nhân bị sưng nóng, đỏ rát khớp cần loại bỏ rễ muống biển, thêm 12g rễ đu đủ, 12g trúc nhự.
![]() |
Chữa đinh râu, nhọt thành cụm ở nách: Lá non hoặc quả xanh của cây ngái đem đi giã nát, đắp lên da, có thể phối hợp thêm với hạt cau với lượng bằng nhau.
Bí tiểu do nhiệt: chuẩn bị rễ ngái 50g, thổ phục linh 50g, rễ cối xay 30g, mã đề 20g, cỏ xước 20g tất cả đam đi sắc uống.
Trị sỏi thận: chọn ngải vàng chín tự nhiên, không sâu bệnh để làm sạch, cắt đôi rồi sao vàng trên chảo gang hoặc phơi khô quắt lại.
Lấy 100g quả ngái khô đun với 800ml nước cho đến khi cô đặc còn 250ml rồi uống thuốc nhiệt độ ấm mỗi ngày.
Chữa trĩ nội, trĩ ngoại: người bệnh có thể kết hợp cả bài thuốc uống và thuốc lá xông hơi hậu môn.
Sắc thuốc uống: Bạn dùng 50g lá cây ngái loại bánh tẻ, đem rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó sắc kỹ với 1 lít nước để lấy ⅓ cô đặc, chia 3 uống trong ngày. Lặp lại nhiều ngày sau đến khi búi trĩ tiêu biến.
Xông hơi: Để xông hơi bạn cũng dùng phần lá của cây ngái, nhưng kết hợp thêm lá lốt, cúc tần và một mẩu nghệ vàng. Đem tất cả đi rửa sạch, nghệ đập dập nhẹ rồi đun với 2 lít nước. Khi sôi thì hạ nhiệt và tiếp tục đun 10 phút, sau đó gạn nước để xông hậu môn.
Chữa phù nề, tích nước: 20g vỏ ở thân cây ngái rửa sạch, ngâm nước gạo 2 tiếng, 20g râu ngô, 15g mã đề rửa sạch tất cả sắc cùng 500ml nước, đun cho đến khi còn 150ml. Thuốc chia 2 phần uống sáng và tối.
Biết lỵ, đại tiện ra máu: Dùng 30g cây tầm gửi sinh sống trên thân cây ngái, đem phơi khô sắc với 300ml nước (uống ít nhất 1 tuần).
Lưu ý: Ngái không độc nhưng nhựa, vỏ cây và quả xanh thì có, phụ nữ đang có thai, phụ nữ cho con bú không được sử dụng. Trẻ em mắc bệnh muốn dùng cây ngái chữa bệnh phải giảm nửa liều lượng so với người lớn. Do vậy, trước khi sử dụng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn dùng một cách an toàn.