Rau xương cá là rau gì?
Rau xương cá có tên khoa học là Myosoton aquaticum thuộc họ cẩm chướng hay còn được biết đến với tên gọi là rau hến hay cây phồn lâu.
Cây rau xương cá thường mọc ở rừng hoang nơi có nhiều độ ẩm, phân bố chủ yếu tại các vùng cận nhiệt đới như Châu Á gồm Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và vùng núi cao Thái Lan.
Tại Việt Nam cây phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An, Cao Bằng, Sơn La…
Cây rau xương cá |
Đặc điểm, hình dạng của cây rau xương cá
Cây rau xương cá là loại cây thảo, cao từ 20 – 25 cm. Có thân mọc bò, đứng thẳng, mảnh, nhẵn ở phần dưới, bén rễ ở các đốt. Hoa mọc ở ngọn, thân hoặc kẽ lá thành chùm thưa, hoa có màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng.
Cụm hoa xương cá thường mọc ở thân, kẽ lá thành chùm thưa; hoa nhỏ màu trắng, đài 5 răng có lông ở mặt lưng, xẻ sâu thành 2 thùy bẹn; nhị 10, chỉ nhị phình ở gốc, bầu hình cầu. Hoa xương cá có màu trắng, có 2 lá đài, 5 cánh hoa chẻ đôi rất sâu, 5 -10 nhị, 5 vòi nhụy.
Quả cây xương cá là dạng quả nang hình cầu, nút thành 10 mảnh, hạt hình trái xoan. Cây ra hoa kết trái vào độ tháng 3 – 5. Sau khi hoa có quả thì cây bắt đầu vàng úa và lụi tàn. Hạt rau xương cá sẽ tồn tại trên mặt đất trong khoảng 6 – 7 tháng.
Đây là loại cây ưa ẩm, chịu bóng râm và có xu hướng hơi ưa sáng, thường mọc thành đám dày ở các đám ruộng, rẫy, ven rừng và cả ven đường đi. Nhìn chung loại rau này khá dễ sống.
Trong thành phần dinh dưỡng của cây rau xương cá đã được phân tích bao gồm: 89,7% nước 3,3% protein 1,4% glucid 3,7% chất xơ 1,9% tro Các chất hóa học khác: Canxi 80mg%, caroten 9,2mg% và Vitamin Cephalexin 48mg%.
Một số bài thuốc từ cây rau xương cá
Chữa mụn nhọt: Dùng khoảng 60g rau xương cá tươi, rửa sạch để ráo sau đó giã nát và thêm rượu vừa đủ rồi sắc lấy nước uống. Cũng đồng thời dùng cây tươi giã nát và đắp lên chỗ mụn nhọt. Đặc tính thanh nhiệt, giải độc sẽ giúp các mụn nhọt tiêu đi.
Chữa kiết lỵ: Dùng khoảng 30g rau xương cá tươi, sắc nước và thêm ít đường trắng rồi uống.
Chữa bệnh trĩ: Đây là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Rất nhiều người mắc phải và đau đầu tìm phương pháp chữa chạy. Nếu bạn muốn chữa bệnh này thì nên tìm cây rau xương cá và thực hiện theo cách sau, khá đơn giản. Dùng khoảng 90 – 120g rau xương cá tươi, rửa sạch để ráo và thái nhỏ, sắc đặc, thêm ít muối, hòa tan. Sau đó lấy nước này rửa và xông. Làm thường xuyên bạn sẽ loại bỏ được bệnh này.
Lợi sữa: Nếu các bà mẹ sau sinh bị mất sữa hoặc ít sữa thì dùng rau xương cá này, rửa sạch và sắc lấy nước uống sẽ giúp lợi sữa rất hiệu quả.
Chữa bong gân: Nếu bị bong gân ở cổ, bàn chân tay thì lấy một nắm cây xương cá, rửa sạch rồi đun nóng bắc xuống để ấm vừa phải và ngâm chân bị đau vào đấy. Cách thứ hai là giã nát cây xương cá thêm một ít muối bọc trong lá chuối tươi, vùi trong tro nóng, đem ra cho vào tấm vải, để bớt nóng một tí và chườm vào vị trí bong gân. Đồng thời nấu ngọn non, lá rau xương cá ăn kết hợp.
Bệnh viêm phổi, cao huyết áp, kinh nguyệt không đều: Ở Trung Quốc, rau xương cá được dùng để chữa viêm phổi, bệnh cao huyết áp và chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Bài thuốc như sau: lấy một ít rau xương cá, khoảng 15 – 30g và sắc lấy nước, có thể uống, dùng ngoài, rửa và xông. Bên cạnh đó còn lấy rau xương cá giã nát để đắp.
Rau xương cá kết hợp với các vị thuốc khác trong Đông Y
Chữa viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ: Rau xương cá 60g, đào nhân 6g, mẫu đơn bì 9g. Sắc nước uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa hạch bạch huyết cổ sưng đau: Rau xương cá 30g, côn bố 30g, đường kính vừa đủ. Sắc nước uống.
Rau xương cá có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây rau xương cá với mục đích chữa bệnh.