Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa thoát vị đĩa đệm
Các nghiên cứu khoa học về dược tính của ngải cứu, các bộ phận của cây đều có công dụng chữa bệnh từ lá tới thân
Theo đó, lá ngải cứu có công dụng kháng khuẩn, cầm máu. Còn thân cây được cho là một vị thuốc chống các bệnh về khớp nên những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu trong Đông y rất đa dạng. Một số chất dinh dưỡng chính có trong lá ngải cứu đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe như: cineol, các flavonoid, các acid amin, tricosanol, tetradecatrilin, dehydro matricaria este,...
Theo Đông y, ngải cứu có vị khổ (đắng), tính ôn có tác dụng cầm máu và đả thông kinh mạch, kháng viêm, giảm đau và điều trị các chứng bệnh về xương khớp. Vậy nên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp hữu hiệu được bệnh nhân áp dụng rất nhiều.
Không chỉ vậy, một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, trong ngải cứu có chứa 0,2- 0,34% tinh dầu và một số dược chất như acetylcholin, matricaria, cinelo...có tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhức thần kinh, điều trị thoát vị đĩa đệm.
Flavonoid là một hoạt chất kháng viêm, giảm đau đóng góp đáng kể trong việc chữa thoát bị đĩa đệm bằng ngải cứu. Tinh dầu của ngải cứu có chức năng làm làm gây tê nhẹ đồng thời giảm cơn đau nhức ở vùng bị thoát vị đĩa đệm. Một số hoạt chất khác như acetylcholin có thành phần dược tính giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đắc lực trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Bên cạnh đó là các hợp chất absinthin có trong ngải cứu cũng có đặc tính kháng viêm tự nhiên.
Các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Để có thể cải thiện được triệu chứng đau nhức nhanh chóng, chúng ta có thể áp dụng một trong 5 công thức chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu dưới đây.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối
Có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách sử dụng ngải cứu rang muối
Theo Đông y quan niệm, muối cũng là một nguyên liệu hữu hiệu trong trị bệnh vì chúng có đặc tính sát trùng và kháng viêm cực mạnh. Khi ngải cứu rang muối ở nhiệt độ cao, tinh dầu và dược chất flavonoid được tiết ra, khi chườm sẽ tác động trực tiếp lên chỗ đau.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 10gr muối trắng hạt to, một miếng vải sạch.
Cách làm: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước. Làm nóng chảo ở trên bếp rồi cho ngải cứu vào rang cùng với muối cho đến khi lá ngải cứu chuyển màu thì tắt bếp. Đổ ngải cứu ra miếng vải đã chuẩn bị sẵn. Bọc miếng vải có ngải cứu nóng lại rồi chườm trực tiếp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.
Với bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu này, bạn nên kiên trì làm 3 lần/ngày để vị trí đĩa đệm bị tổn thương được giảm đau và vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn.
Ngâm nước lá ngải cứu đun chữa thoát vị đĩa đệm
Lá ngải cứu có chứa tinh dầu, có tính ấm và mùi hăng nên giúp điều hòa khí huyết, kích thích máu đến vùng xương khớp bị tổn thương. Từ đó tăng cường lượng dưỡng chất bên trong cơ thể giúp nuôi dưỡng phục hồi các đĩa đệm có nhân nhầy bị thoát vị, đẩy nhanh quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.
Bộ sách ghi chép nghiên cứu về tính năng của ngải cứu - Danh y biệt lục có hướng dẫn thực hiện bài thuốc ngâm nước lá ngải cứu đun như sau.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu, 2 muỗng muối hạt, 1 chậu ngâm chân (nên dùng chậu gỗ).
Cách làm: Rửa sạch ngải cứu và phơi khô cho ráo nước. Cho ngải cứu vào nồi đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và cho thêm muối. Pha thêm nước nguội để hạ nhiệt độ rồi ngâm chân khoảng 15-20 phút khi nước còn âm ấm để các mạch máu được lưu thông đến vùng cột sống bị tổn thương và cơ thể dễ chịu hơn.
Kiên trì theo đuổi thực hiện bài thuốc này đều đặn 3 lần/tuần để việc điều trị được hiệu quả.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu với vỏ chanh
Bài thuốc ngải cứu với chanh và bưởi là bài thuốc hoàn hảo cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia, trong vỏ chanh chứa nhiều canxi và vitamin C, các chất chống oxy hóa - ngăn ngừa các rối loạn và giảm tổn thương cho xương khớp bởi gốc tự do. Vì vậy, không thể không nhắc đến công dụng của chanh trong việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu.
Tinh dầu có trong lá ngải cứu khi kết hợp với vỏ chanh sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy nên, y học hiện đại đã nghiên cứu và hướng dẫn các bệnh nhân có thể điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và vỏ chanh theo công thức sau.
Chuẩn bị: Ngải cứu: 200g, Chanh: 1kg, Rượu nếp: 2 lít, Đường phèn: 200g, Bình thủy tinh có nắp để ngâm hỗn hợp
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch phơi khô. Chanh rửa sạch tách vỏ rồi đem phơi khô cùng ngải cứu. Sau khi được phơi khô, cho tất cả các nguyên liệu vào chảo để sao vàng. Cho tất cả vào bình đã chuẩn bị với đường phèn và rượu ngâm trong 5-7 ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong
Trong nghiên cứu về các bài thuốc y học cổ truyền, để chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, chúng ta có thể kết hợp với mật ong để hỗ trợ cho việc điều trị các chứng viêm, đau nhức của bệnh.
Mật ong từ trước tới nay đều được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ xương khớp. Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, giúp giữ ấm xương khớp, lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu: 300g, 2 thìa cà phê mật ong, ½ thìa cà phê muối
Cách làm: Ngải cứu rửa sạch và phơi khô cho ráo nước. Cho ngải cứu vào xay nhuyễn rồi pha với nước muối loãng để chắt lấy nước. Cho mật ong vào hòa tan cùng với nước ngải cứu rồi chia ra để uống 2 lần/ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong là bài thuốc Đông y hiệu quả được nhiều người áp dụng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo là một bài thuốc nổi tiếng trong dân gian được mọi người tin dùng và áp dụng phổ biến từ xưa đến nay.
Giấm gạo không chỉ lành tính mà còn hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng, khó chịu mà bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại. Chất chống oxy hóa anthocyanin có trong giấm giúp diệt các tế bào gốc, giảm quá trình lão hóa, cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Chuẩn bị: 30g ngải cứu , 200ml nước giấm gạo, 1 chiếc khăn sạch
Cách làm: Ngải cứu sau khi rửa sạch cho vào cối giã nát rồi đổ giấm gạo vào trộn. Đun hỗn hợp ngải cứu giấm gạo trong 15 phút thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp đã đun vào khăn sạch để lọc chắt lấy nước rồi xoa bóp, mát - xa trực tiếp lên vùng xương khớp bị thoát vị.
Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Để có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả, chúng ta nên lưu ý những thông tin sau:
Bài thuốc Đông y ngải cứu chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị đau xương khớp, phồng/xẹp đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm ở mức nhẹ, chưa gặp phải nhiều biến chứng.
Trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bằng phương pháp chườm cần lưu ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu không áp dụng cho những người mắc bệnh suy gan, thận, phụ nữ đang mang thai và đang trong thời gian cho con bú.
Những người dị ứng với ngải cứu không nên áp dụng những phương pháp này.
Yên Thư