Trong 9 tháng đầu năm, cung cầu các hàng hóa thiết yếu cơ bản ổn định. Nguồn cung hàng hóa được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị tốt nên khá dồi dào, đa dạng. Chương trình bình ổn thị trường được nhiều địa phương tập trung triển khai nên giá hàng hóa không xảy ra biến động lớn.
Hoạt động bán lẻ hàng hóa trong tháng 9 có dấu hiệu tăng trở lại |
Dịch Covid-19 bùng phát trong hai giai đoạn tháng 3, tháng 4 và cuối tháng 7 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường hàng hóa trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn cách ly xã hội trong tháng 4, khiến cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, nhu cầu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác đều giảm mạnh.
Trên thị trường đã xảy ra hiện tượng cầu tăng đột biến trong một vài thời điểm tại một số địa phương khi có ca nhiễm bệnh trong cộng đồng, dẫn đến gián đoạn nguồn cung cục bộ tại một số điểm bán hàng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp, Sở Công Thương trên địa bàn gia tăng nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu, đồng thời phối hợp với cơ quan truyền thông để ổn định tâm lý người dân, vì vậy thị trường đã nhanh chóng ổn định trở lại. Nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị được dự trữ tăng lên nhiều lần so với ngày thường, giá cả ổn định.
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong tháng 9, thị trường hàng hóa đã sôi động trở lại với các hoạt động kích cầu, khuyến mại theo các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương và các địa phương phát động từ tháng 7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa dần được cải thiện, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động bất thường.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng nhẹ |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 ước tính đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.022,9 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% và tăng 8,3%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 136,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2% và giảm 7,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,6 nghìn tỷ đồng, tăng 161,3% và giảm 59,5%; doanh thu dịch vụ khác đạt 141,8 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% và giảm 2,8%.
Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm nay ước tính đạt 369,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 15% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%). Doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng ước tính đạt 14,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 56,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%). Doanh thu dịch vụ khác 9 tháng ước tính đạt 383 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng mức và giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. (Phụ lục 9).
Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thì doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng chiếm 79,1% tổng mức vẫn tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu sụt giảm chủ yếu là các ngành dịch vụ (lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành, dịch vụ khác…). Điều này cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh, sức mua đối với hàng hóa vẫn được duy trì và làm cơ sở cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 3 tháng cuối năm khi tình hình dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa |
Tăng phân phối qua siêu thị, cửa hàng bán lẻ |
Các nhà bán lẻ đua nhau 'chạy doanh số cuối năm |