Nước mắm chắt Phu Hiền: Tạo dựng niềm tin với khách hàng Ruốc tép Nguyên Nhàn - Tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng Doanh nhân Việt Nam khát vọng hùng cường tạo động lực phát triển kinh tế đất nước |
Văn hóa trà Việt Nam đã có từ 4000 năm lịch sử, gắn liền với quá trời dựng nước và giữ nước. Thông qua đó, nó được ví như một nhân chứng sống để chứng minh sự anh hùng của ông cha ta thời kỳ trước. Nhưng chính vì đã được du nhập và phát triển rất lâu trên đất Việt nên phong cách uống trà của người Việt khác xa với trà đạo Nhật Bản, Trung Quốc.
Nhằm duy trì, phát triển Văn hóa trà Việt Nam, lãnh đạo Nông trường Quốc doanh Thái Bình (nay Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn) có địa chỉ Khu 3, thị trấn Nông Trường Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư phát triển chè với diện tích 2.900 ha. Trong đó, công ty đã triển khai trồng mới với diện tích 600 ha.
Năm 2003, ban lãnh đạo công ty nhập khẩu giống chè Ô Long Thanh Tâm về trồng trên diện tích khoảng 200 ha. Cùng năm, Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu chế biến thành công sản phẩm Trà Ô Long trong ngành trà Việt Nam.
Năm 2019, Sản phẩm Trà Ô Long đạt danh hiệu sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh lạng sơn tại Hội đồng đánh giá, phân hạng. Ngoài ra, sản phẩm Trà Ô Long đạt thêm danh hiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019.
Nhằm nâng cao thương hiệu, đáp ứng nghiêm ngặt các quy định về sản xuất chè, cũng như thị trường chè quốc tế, Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn đã đầu tư hệ thống máy móc sản xuất theo công nghệ cao của Đài Loan và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Do tổ chức C.A.S GLOBAL vương quốc Anh cấp, chứng chỉ số 030820.
Ngoài ra, Công ty còn yêu cầu khi thu hái để chế biến phải theo quy trình nghiêm ngặt như: Không được thu hạch khi trời mưa, khi hái chè phải đảm bảo cánh chè không còn xương, thời gian hái không được nắng quá bởi vì nắng quá sẽ làm bay mất hương; Sau khi hái xong sẽ được mang về hong héo lá chè Ô Long bằng phương pháp thủ công.
Tiếp theo là khâu phơi héo rồi đưa vào phòng lạnh… và để trà lên men một phần để xử lý bớt chất đắng, chát trong trà để cho lên hương, thơm đặc trưng tự nhiên… rồi tạo hình dạng viên tròn. Sau khi tạo viên sẽ là khâu đoạn sấy khô, phân loại đóng gói, hút chân không và bảo quản đưa đi tiêu thụ. Đặc biệt, trong quá trình chế biến sản xuất không dùng hóa chất để tạo hương, màu.
Ông Trần Văn Hưng - Phó Giám Đốc Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn cho biết: “Từ năm 1966 Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn tiền thân là Nông trường Quốc doanh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển đã tìm kiếm nhiều mô hình giống cây trồng. Trong đó tìm kiếm mô hình, công ty đã lựa chọn cây chè đưa vào trồng thử nghiệm. Sau quá trình thử nghiệm, công ty nhận thấy cây chè phù hợp với thổ nhưỡng lên đã được trồng từ năm 1966 cho đến nay”.
Hiện nay, Công ty Cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn đang phát triển thử nghiệm một số loại trà mới như Trà Đàn Hương, Trà Hoa Vàng… phát huy thế mạnh vốn có của thương hiệu Trà Ô Long tới tay người tiêu dùng trong thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Một số hình ảnh Trà Ô Long của Công ty cổ phần chè Thái Bình:
Từ những đóng góp tích cực trong sản xuất và phát triển kinh tế, Công ty Công ty cổ phần chè Thái Bình Lạng Sơn đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương như: Huân chương lao động hạng Ba (1980), Huân chương lao động hạng Hai (1982), Huân chương hạng Nhất (2002). |