Thị phần giày dép của Việt Nam trên thế giới đã tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, bất chấp tác động của COVID-19, sự phân bố địa lý của sản xuất giày dép trên giới không bị ảnh hưởng. Ngành công nghiệp giày dép tiếp tục tập trung mạnh ở châu Á, cứ 10 đôi giày thế giới làm ra thì có tới 9 đôi được sản xuất tại đây - chiếm 87% tổng sản lượng giày dép thế giới, tăng thêm 0,2 điểm phần trăm tỷ trọng trong sản xuất giày dép thế giới.
Hiệp định CPTPP và cam kết thuế quan của Canada đối với giày dép Việt Nam Bất chấp dịch Covid-19, xuất khẩu giày dép vẫn tăng trưởng ấn tượng Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ “cú hích” từ EVFTA
Thị phần giày dép của Việt Nam trên thế giới đã tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua
Thị phần giày dép của Việt Nam trên thế giới đã tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua

Theo số liệu từ World Footwear Yearbook, sản xuất giày dép trên toàn thế giới trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 2,2%. Năm 2019, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 0,6% so với năm 2018, đạt mức kỷ lục sản xuất mới với 24,3 tỷ đôi - một kỷ lục có thể giữ được trong vài năm nữa, do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ giày dép trên toàn thế giới.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kinh doanh giày dép thế giới, với sản xuất giảm 15,8% (tương đương giảm gần 4 tỷ đôi) so với năm 2019, đạt 20,5 tỷ đôi. Bất chấp tác động của COVID-19, sự phân bố địa lý của sản xuất giày dép trên giới không bị ảnh hưởng.

Ngành công nghiệp giày dép tiếp tục tập trung mạnh ở châu Á, cứ 10 đôi giày thế giới làm ra thì có tới 9 đôi được sản xuất tại đây - chiếm 87% tổng sản lượng giày dép thế giới, tăng thêm 0,2 điểm phần trăm tỷ trọng trong sản xuất giày dép thế giới. Tiếp theo là Nam Mỹ chiếm 4,6%, châu Âu chiếm 3,2%, châu Phi chiếm 3,1%, Bắc Mỹ chiếm 1,5%. Trung Quốc là nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới (chiếm 54,3% tổng sản lượng).

Tuy nhiên, năm 2020, sản xuất giày dép của Trung Quốc đã giảm hơn 2 tỷ đôi so với năm 2019, và tiếp tục giảm thị phần trên thế giới (giảm 1 điểm phần trăm). Điều này phản ánh sự chuyển dịch sản xuất sang các nước châu Á khác. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến tiêu dùng giày dép ở các nền kinh tế phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa mức tiêu thụ bình quân đầu người giữa các châu lục. Khoảng cách giữa tiêu thụ giày dép theo bình quân đầu người ở Bắc Mỹ và châu Phi đã giảm từ 4 đôi trong năm 2019 xuống còn 2,8 đôi vào năm 2020 (mức tiêu thụ giày dép bình quân đầu người ở châu Phi là 1,5 đôi/người/năm, ở Bắc Mỹ là 4,3 đôi/người/năm.

Mức tiêu thụ giày dép trên đầu người cũng giảm mạnh ở châu Âu và châu Đại Dương, nhưng giảm ít hơn nhiều ở châu Á và Nam Mỹ. Năm 2020, châu Á chiếm 55,8% tổng mức tiêu thụ giày dép trên toàn thế giới, tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ với mức tiêu thụ lần lượt là 13,6% và 13,1% trong tổng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới.

Tính theo từng thị trường, tiêu thụ giày dép tiếp tục phản ánh theo mật độ dân cư. Tiêu thụ giày dép tại Mỹ lần đầu tiên giảm xuống dưới 10% tổng tiêu thụ của thị trường thế giới. Trong khi, mức tiêu thụ giày dép của Trung Quốc đã vượt 20% và cùng với Ấn Độ, hiện 2 thị trường này chiếm gần 1/3 tổng tiêu thụ thế giới.

Việt Nam chiếm 10,2% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới. Tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới năm 2020 đạt 12,1 tỷ đôi giảm 19% so với năm trước, thấp nhất trong 10 năm qua. Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi giá trị quốc tế, dẫn đến giảm tỷ lệ xuất khẩu, từ 62% trong năm 2019 xuống 59% trong năm 2020.

Châu Á tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, nhưng tỷ trọng giảm dần trong tổng xuất khẩu giày dép thế giới trong 10 năm qua. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu giày dép của các châu lục khác cũng có xu hướng giảm, ngoại trừ châu Âu – khi khu vực này có tỷ trọng xuất khẩu tăng gần 4 điểm phần trăm trong tổng xuất khẩu của thế giới kể từ năm 2011, chủ yếu là do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến giao thương hàng hóa, khiến thương mại nội khối châu Âu tăng lên.

Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu giày dép, với lượng đạt 7,402 tỷ đôi, chiếm 61,1% thị phần. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, thị phần xuất khẩu giày dép của Trung Quốc giảm 12 điểm phần trăm từ mức 73,1% năm 2011 xuống còn 61,1% năm 2020. Sự sụt giảm này đến từ sự vươn lên của Việt Nam, Indonesia và một số thị trường khác.

Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới (chiếm 10,2%), tăng 4,4 lần so với năm 2011 (chiếm 2,3%, với 316 triệu đôi giày được xuất khẩu).

Đáng chú ý, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giày vải lớn nhất (về giá trị), vượt xa Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuất bản World Footwear Yearbook, Trung Quốc không dẫn đầu xuất khẩu đối với một loại giày dép. Các quốc gia kế tiếp gồm Indonesia xuất khẩu 366 triệu đôi (3% thị phần); Đức 301 triệu đôi (2,5% thị phần); Thổ Nhĩ Kỳ 280 triệu đôi (2,3% thị phần).

Diễn biến của giá xuất khẩu trung bình của thế giới cho một đôi giày dép tiếp tục cho thấy xu hướng tăng, với tốc độ tăng trung bình 3,3%/năm kể từ năm 2011. Năm 2020, bất chấp xu hướng tiêu cực của tiêu dùng do đại dịch COVID-19, giá xuất khẩu trung bình của giày dép thế giới vẫn tăng 6%, lần đầu tiên vượt trên 10 USD/đôi.

Với chủng loại giày dép xuất khẩu, sau một thập kỷ tăng trưởng, tỷ trọng giày vải trong xuất khẩu của thế giới đã giảm về lượng trong 2 năm qua, mặc dù có giá trị ổn định, phản ánh sự tăng giá của loại giày này. Giày da tăng nhẹ tỷ trọng về số lượng xuất khẩu trong cùng kỳ, đảo ngược xu hướng giảm diễn ra từ đầu thế kỷ, và có thị phần ổn định về giá trị.

Thị phần giày dép của Việt Nam trên thế giới đã tăng hơn 4 lần trong 10 năm qua

Xét về kim ngạch, trong giai đoạn 2016 – 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép của thế giới tăng trưởng bình quân 4,5%/năm, từ 130,49 tỷ USD trong năm 2016 lên 148,72 tỷ USD trong năm 2019. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép của thế giới giảm 14,7% so với năm 2019, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sự sụt giảm trong xuất khẩu giày dép trong năm 2020 đã kéo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm 0,7%/năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng giày dép.

Trong giai đoạn 2016 – 2019, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Trung Quốc tương đối ổn định, đạt 47,8 tỷ USD/năm. Năm 2020, xuất khẩu giày dép của Trung Quốc giảm 20,3% so với năm 2019, kéo xuất khẩu giày dép của Trung Quốc trong giai đoạn 2016 – 2020 giảm 5,5%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Trung Quốc trong giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm từ 36,6% trong năm 2016 xuống còn 30%.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2019 tăng 12,1%/năm. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 9,1% so với năm 2019. Tính chung trong giai đoạn 2016 – 2020, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,4%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng tăng từ 10,3% trong năm 2016 lên 13,6% trong năm 2020.

Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam và triển vọng xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực:

Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước), với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,2%/năm trong giai đoạn 2015 – 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 8,3% so với năm 2019, đạt 16,79 tỷ USD.

Bước vào năm 2021, tín hiệu xuất khẩu giày dép hồi phục vào những tháng đầu, thì đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 (từ cuối tháng 4/2021) đã đẩy nhiều doanh nghiệp da giày vào tình thế khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải giảm sản lượng, thậm chí ngừng sản xuất, trong khi nhiều chi phí tăng cao, nguồn lao động không đảm bảo... Từ cuối tháng 9/2021 tình hình dịch bệnh có cải thiện, nhưng việc phục hồi sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” sẽ phải mất nhiều tháng mới có thể trở lại mức trước khi xảy ra dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong quý III/2021 đạt 2,925 tỷ USD, giảm 47,7% so với quý II/2021; giảm 26,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu xét về số tuyệt đối thì trong số các ngành hàng xuất khẩu, giày dép là mặt hàng có kim ngạch sụt giảm mạnh nhất so với quý II/2021, khi giảm 2,67 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2020 thì đứng thứ 2 (sau mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm), khi giảm 1,08 tỷ USD. Tuy nhiên, do các tháng đầu năm xuất khẩu giày dép vẫn tăng cao nên tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 13,31 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020 – thấp hơn mức tăng 12,8% của 9 tháng đầu năm 2019 (thời điểm chưa có dịch Covid-19).

Mặt hàng giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…

Trong những năm qua, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng giày dép các loại của Việt Nam. Trước năm 2020, xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ giữ được nhịp độ tăng trưởng tốt về kim ngạch (liên tục trong nhiều năm tăng ở mức 2 con số), với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2015 – 2019, đạt 13%/năm. Xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên xuất khẩu giày dép sang thị trường này giảm, nhưng đã tăng mạnh trở lại trong những tháng đầu năm 2021. Mỹ đang tập trung sự bảo vệ các mặt hàng công nghệ cao trong nước nhiều hơn là vào các mặt hàng thiết yếu như giày dép, dệt may vốn không phải thế mạnh của các nhà sản xuất nội địa Mỹ. Đồng thời, với việc Mỹ dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hiện Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Thực tế, thời gian qua tỷ trọng kim ngạch giày dép nhập khẩu từ Việt Nam không ngừng tăng. Đối với thị trường EU, EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 được coi là động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành giày dép trong thời gian qua. Giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về xuất khẩu.

Sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường EU dần hồi phục trở lại. Giày dép Việt Nam hiện đang có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh như: Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Campuchia…

Bên cạnh các lợi thế truyền thống về nhân công, môi trường chính trị, tham gia vào các FTA song phương và đa phương, thì việc kiểm soát tốt dịch bệnh được dự báo sẽ mang lại ưu thế lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam đón được đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia khác.

Kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khởi sắc trở lại nhờ chiến lược tiêm chủng vắc xin Covid-19 được thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ hồi phục nhanh. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có hàng da giày… sẽ tăng trở lại. Do vậy, việc tận dụng cơ hội nhằm giữ và giành được các đơn hàng lớn để phục hồi sản xuất trong nước trong bối cảnh dịch bệnh thời gian tới là hết sức quan trọng.

Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Ngày 29/03/2025, Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động