Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng

Trước đây, cây lục bình chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Nhưng vài năm trở lại đây, lục bình được xem là cây quý giá ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu ngay những công dụng chữa bệnh của cây lục bình trong bài viết sau.
Loại rau xưa băm cho lợn ăn, giờ thành đặc sản Bình Dương, dễ gây nghiện cho thực khách Tác phẩm "Sản phẩm từ cây Lục Bình" Cây dại xưa làm thức ăn cho gia súc, nay được nhà nông “hoá kiếp” đẻ ra bộn tiền

Đặc điểm cây lục bình

Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng
Lục bình xào là món ăn được nhiều người thích ăn.

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, lục bình còn được gọi là bèo tây, lục bình thuộc về chi Eichhornia của họ bèo tây là một loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước hoặc những nơi ẩm ướt, chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây nước ta.

Cây lục bình có thân rỗng, có thể cao tới 1,2 mét và có các chiếc lá màu xanh đậm, có hình trái tim và nhọn ở đầu. Lá của cây lục bình có thể dài tới 30-35cm và rộng khoảng 15-20cm, được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc. Ngoài ra, cây còn có các bông hoa không rõ ràng và quả dạng trái màu đỏ tươi.

Theo bác sĩ Vũ, tại Đài Loan, Indonesia người dân sử dụng lục bình để làm rau ăn giàu caroten. Nhưng ở Việt Nam, trước đây, cây rau này chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Vài năm trở lại đây, lục bình được xem là cây quý giá ở nước ta. Nhiều nơi ở các tỉnh miền Tây nước ta trồng lục bình để bán ra thị trường làm rau ăn. Phần thân lục bình phơi khô sử dụng trong ngành trang trí nội thất và làm các đồ dùng trong gia đình.

Bác sĩ Vũ cho biết, ngó lục bình xào giống như ngó sen. Đọt non và cuống lá lục bình có thể dùng để nấu canh với tép, cá lóc, tôm khô. Hoa có thể luộc chấm cá kho hoặc xào với thịt heo hay lòng heo, lẩu cá rô phi bèo tây, hoa bèo xào thịt bò, thịt ba chỉ xào bèo tây…

"Cách dễ nhất là tước ngó non và bông, rửa sạch để ráo, xào với tóp mỡ, chấm nước mắm ăn với cơm nóng. Hoặc xào ngó lục bình với tép. Canh chua cá lóc nấu với ngó lục bình cũng là món ngon. Bông lục bình có vị ngọt, mát, nhai vừa mềm và giòn xốp nhờ phần đài hoa. Có thể chấm với cá kèo kho lạt ăn cơm", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Công dụng chữa bệnh của cây lục bình

Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng
Cây lục bình có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Bác sĩ Vũ chia sẻ thêm: "Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong lục bình có một số hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Trong lục bình khô còn chứa lượng chất xơ cao, giàu khoáng chất. Ngoài ra, chiết xuất thô của lục bình cho thấy các hoạt động chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm, chống lại các gốc tự do gây hại".

Trong Đông Y, lục bình có tính mát, vị ngọt, hơi cay nhưng không chứa độc, có tác dụng lợi tiểu, sơ phong, chữa sưng tấy như ở bẹn, sưng nách, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần.

Trong đó, thân và lá của cây có công dụng tiêu viêm, giải độc da, giúp chữa ung nhọt, làm giảm sưng. Nó cũng có thế phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc. Ngoài ra, lá, hoa, thân và quả lục bình còn được xem là vị thuốc có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lục bình theo kinh nghiệm dân gian

Chữa ho gió hoặc ho hen, ho đàm: Người bệnh hái một nắm hoa lục bình đem thái khúc, rửa sạch và để ráo. Sau đó, chưng chung với đường phèn và uống. Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm hoa hòe và hoa khế.

Ổn định huyết áp ở người cao huyết áp mãn tính: Mỗi ngày sử dụng một ít hoa lục bình khô đem hãm với nước và uống. Thực hiện uống đều đặn, trà hoa lục bình sẽ giúp bình ổn huyết áp.

Điều trị mụn nhọt và vết thương sưng tấy: Chúng ta có thể lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá và phần phình của cuống lá. Có thể sử dụng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương). Sử dụng một nắm lá lục bình đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm một ít muối trắng vào rồi đắp lên nơi sưng tấy hoặc miệng mụn nhọt. Khi hỗn hợp khô, bệnh nhân nên đắp lại miếng khác. Mỗi ngày nên thay 2 đến 3 lần và thay liên tục từ 3 đến 4 ngày.

Giúp giảm đau, bớt sưng: Đắp lục bình giúp giảm đau, bớt sưng, bệnh nhân thấy dễ chịu, thoải mái. Lá lục bình rửa sạch, giã nhỏ lẫn với muối (100g bèo có thể giã với 5 - 8g muối ăn) đắp dàn đều lên chỗ bị sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, không để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ chiều tối hôm trước đến sáng hôm sau.

Lưu ý khi sử dụng lục bình

Tác dụng của cây lục bình trong y học dân gian và lưu ý khi sử dụng
Tốt nhất không nên sử dụng lục bình mọc ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm để tránh ngộ độc.

Bác sĩ Vũ lưu ý, khi sử dụng lục bình làm rau ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, người dân cần nhớ rằng, cây rau này mọc ở dạng tự nhiên nên có khả năng hấp thu kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc strontium. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng lục bình mọc ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm để tránh ngộ độc.

"Vì cây bèo có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người", bác sĩ nhấn mạnh.

Bác sĩ chia sẻ thêm: "Người dân chỉ nên ăn bèo sống ở những kênh rạch có nguồn nước sạch, hái những đọt bèo. Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng, ăn món này thường xuyên vì đặc tính hút nặng mạnh mẽ, do đó cần phải đề phòng lượng chất độc này tích tụ trong lục bình nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hoặc dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh bởi các thành phần có trong dược liệu này có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa".

Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn? Sầu riêng bổ dưỡng nhưng ai không nên ăn?
Có nên uống nước dừa mỗi ngày Có nên uống nước dừa mỗi ngày
Uống gì tốt cho thận? Uống gì tốt cho thận?
Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất Cua kết hợp cùng loại rau rẻ tiền nhưng lại nhân đôi dưỡng chất
Đan sâm -  “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt Đan sâm - “tiên dược” giúp hoạt huyết, thanh nhiệt
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng? Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia chỉ cách giải quyết vấn đề trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Chuyên gia chỉ cách giải quyết vấn đề trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Trong những ngày Tết, mọi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo ngại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài vấn đề tăng cân, các rối loạn tiêu hóa cũng rất thường gặp. Vậy làm sao để xử lý được vấn đề này ở trẻ?
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Dưa hành muối không chỉ là một món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng ăn tinh bột?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng ăn tinh bột?

Việc đột ngột ngừng ăn tinh bột có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Bởi tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là cho não.
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Đường ruột giữ 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc đường ruột tại nhà bằng những loại nước uống quen thuộc.
Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống được người Việt Nam thường làm vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi. Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Ngoài các liệu pháp y tế, bạn có thể kết hợp thêm một số bài tập phù hợp để cải thiện kết quả điều trị các vấn đề về tim mạch.
Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Trong dịp Tết Nguyên đán, mứt là đồ ăn truyền thống, gắn với văn hóa người Việt nên thường là món quà tiếp khách của các gia đình. Tuy nhiên, ngày tết thường xuất hiện nhiều loại mứt, nhiều người lo ngại ăn nhiều sẽ bị tăng cân, rối loạn tiêu hóa.
Các bệnh thường gặp trong mùa đông

Các bệnh thường gặp trong mùa đông

Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và gây bệnh. Trong đó có một số bệnh phổ biển thường diễn ra vào mùa lạnh, mọi người cần chú ý hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân

Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân

Muốn giảm cân người tập cần kiên nhẫn và áp dụng phương pháp đúng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện nhiều người mắc phải sai lầm đã làm chậm quá trình giảm cân. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến.
Các dụng cụ tập gym tại nhà hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh

Các dụng cụ tập gym tại nhà hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh

Tập luyện thể dục thể thao tại nhà đang trở thành xu hướng để rèn luyện, nâng cao sức khỏe. Dưới đây là một số dụng cụ tập gym tại nhà phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
Các loại hoa ăn được mang lại lợi ích cho sức khỏe

Các loại hoa ăn được mang lại lợi ích cho sức khỏe

Hoa không chỉ dùng để trang trí mà còn có thể xuất hiện trong các khẩu phần ăn. Chúng không chỉ mang đến hương vị đặc biệt mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia cảnh báo hệ lụy nguy hiểm của ùn tắc giao thông với sức khỏe

Chuyên gia cảnh báo hệ lụy nguy hiểm của ùn tắc giao thông với sức khỏe

Việc mọi người lo ngại trong quá trình di chuyển, để giữ an toàn nhiều người đi chậm hơn bình thường sẽ gây nên tình trạng ùn tắc. Do ngồi lái ô tô, xe máy kéo dài gấp 2-3 lần bình thường, ngày nào cũng lặp lại như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Những thói quen lành mạnh tốt cho gan

Những thói quen lành mạnh tốt cho gan

Gan là cơ quan quan trọng giúp lọc độc tố cho cơ thể. Để bảo vệ gan khỏe mạnh, hãy duy trì thói quen tốt hàng ngày, dưới đây là một số gợi ý.
Ăn gì để bổ sung đồng?

Ăn gì để bổ sung đồng?

Đồng là một khoáng chất thiết yếu, dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể. Để bổ sung đồng, bạn có thể ăn các thực phẩm dưới đây.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kẽm

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu kẽm

Kẽm là khoáng chất quan trọng cho nhiều chức năng cơ thể. Thiếu kẽm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu khoáng chất này.
Những thực phẩm "kẻ thù" của người bệnh trĩ

Những thực phẩm "kẻ thù" của người bệnh trĩ

Bệnh trĩ gây phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh cần tránh một số thực phẩm để giảm thiểu triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Chuyên gia chỉ loại thực phẩm vừa rẻ tiền, vừa tốt cho tiêu hóa ngày tết

Chuyên gia chỉ loại thực phẩm vừa rẻ tiền, vừa tốt cho tiêu hóa ngày tết

Trong dịp nghỉ Tết dài ngày, nhiều người ăn uống theo sở thích, ăn không kiểm soát dẫn tới những hệ lụy với sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Trên thực tế, có những thực phẩm vừa rẻ tiền, vừa có lợi cho sức khoẻ thì nhiều người lại bỏ qua.
Ăn nhiều hạt nêm có tốt không?

Ăn nhiều hạt nêm có tốt không?

Hạt nêm rất tiện dụng nên được nhiều bà nội trợ sử dụng ngày càng nhiều trong nêm nếm món ăn hằng ngày trong gia đình, nhưng ít ai biết được về thành phần của hạt nêm và ăn nhiều có tốt không?
Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua

Những dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ bạn không nên bỏ qua

Gan nhiễm mỡ là tình trạng quá nhiều mỡ tích tụ trong gan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản

Chủ động phòng ngừa ung thư nhờ những thói quen đơn giản

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày.
Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết

Chuyên gia chỉ nguyên nhân ăn kiêng nhưng vẫn tăng cân ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến, nhiều chị em phụ nữ lo ngại về vấn đề tăng cân. Có không ít người chia sẻ rằng, cả dịp Tết “bóp mồm, bóp miệng”, bánh chưng, nem rán, giò, thịt… chẳng dám ăn, nhưng sau kỳ nghỉ vẫn bị tăng cân. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Những sai lầm làm giảm đi lợi ích của sữa

Những sai lầm làm giảm đi lợi ích của sữa

Sữa là nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp canxi, protein và các vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, sữa có thể gây tác dụng phụ và giảm hiệu quả dinh dưỡng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động