Uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt có tốt không? Những loại đồ uống không nên sử dụng vào buổi tối Nước dừa rất ngon nhưng tuyệt đối đừng dùng chung với những thực phẩm này |
Nước dừa chứa 95% nước, nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như, natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magie và kẽm… Nhờ các thành phần trên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt.
Nước dừa còn chứa các amino acid, các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase…
Các nước phương Tây khuyến khích bà mẹ cho con bú và trẻ nhỏ dùng nước dừa, bởi trong nước dừa có chứa monolaurin - giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.
Nước dừa cũng được sử dụng để tạo nước oresol khi không sẵn oresol tại nhà để bổ sung cho người bệnh mất nước.
Trước đây, trong những trường hợp thiếu thốn, khi không có nước oresol, không có điều kiện tới các cơ sở y tế thì người ta dùng nước dừa như một biện pháp tạm thời để bù nước cho cơ thể.
Dù nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không nên uống hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều, bởi có thể gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ.
Nước dừa non tốt hơn nước dừa già vì nước dừa non có chứa ít đường không gây ảnh hưởng nhiều tới đường huyết và không gây thừa cân. Với người trưởng thành, chỉ nên coi nước dừa là một loại nước giải khát nhưng không nên uống quá 1-2 trái dừa/ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ dùng 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng trên, người dùng khả năng mắc một số tác dụng phụ, như sau:
Nguy cơ tăng đường huyết
Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100 ml nước dừa chứa khoảng 5 g chất đường bột. Do vậy, với người đang điều trị bệnh tiểu đường, nên kiểm soát lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.
Hạ huyết áp
Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn kali khá dồi dào - một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh cao huyết áp. Nhưng nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Đầy bụng
Khi uống lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên, gây khó chịu.
Tăng áp lực cho thận
Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải "gắng sức" làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.
Mất cân bằng chất điện giải
Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.