Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
Dừa rất giàu calo, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình khoảng 400 ml nước dừa có thể cung cấp gần như tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong một ngày.
Nước dừa cũng chứa một chất như: chất đạm, cholesterol, chất béo, vitamin c, a, e, k…Nước dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe: kiểm soát tiểu đường, chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch..
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích còn có những lưu ý cần tránh khi kết hợp nước dừa với một số thực phẩm để không gây ảnh hưởng sức khỏe.
Một số thực phẩm không kết hợp với nước dừa
Sữa
Nước dừa có tính axit khi kết hợp với protein trong sữa sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, làm bạn bị khó chịu và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thuốc
Khi uống thuốc, một số người sẽ dùng chung với nước dừa để vị ngọt của dừa làm giảm bớt vị đắng của thuốc, giúp dễ uống hơn. Tuy nhiên thói quen này lại hết sức tai hại.
Nước dừa sẽ tạo ra một màng bám bao quanh viên thuốc, các chất khoáng trong nước dừa như magie, canxi cũng sẽ làm giảm công dụng của thuốc, thậm chí tương tác với thành phần thuốc. Do đó, người bệnh sẽ lâu khỏi hơn, hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Đá lạnh
Nhiều người thường cho ít đá lạnh vào ly nước dừa cho thêm mát lạnh, dễ uống. Những tưởng đây là thói quen vô hại nhưng thực ra lại có tác hại khôn lường.
Nước dừa có tính hàn, đá lạnh lại càng hàn. Dùng chung với nhau sẽ khiến cơ thể bị hàn, nhất là khi không có thực phẩm tính nhiệt trung hòa lại.
Bạn sẽ gặp tình trạng ớn lạnh, khó tiêu, đau bụng, đầy bụng, sốt nhẹ, thậm chí là sốt cao gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Chocolate
Protein và canxi trong nước dừa khi kết hợp với oxalat có trong chocolate sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan. Chất này tích tụ một thời gian với số lượng lớn sẽ gây ra bệnh sỏi thận, suy thận hay ngộ độc.
Ngoài chocolate, oxalat còn có trong ca cao, cà phê, trà… Do đó, bạn cũng nên tránh kết hợp những loại thực phẩm này với nước dừa.
Ngoài ra, sự kết hợp trái khuấy giữa nước dừa với chocolate còn làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể; gây ra tình trạng rụng tóc, tiêu chảy, đau bụng…
Hải sản
Tương tự như đá lạnh, hải sản cũng có tính hàn. Khi kết hợp với nước dừa, người uống sẽ bị khó tiêu, ớn lạnh, đau bụng…
Nhất là các trường hợp sau càng không nên kết hợp hải sản với nước dừa: Người đang bị cảm lạnh; Người vừa ốm dậy; Người bị huyết áp thấp; Người bị thấp khớp; Người bị suy nhược cơ thể; Người bụng yếu.
Đối tượng không nên uống nước dừa
Người bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Thai phụ mắc bệnh này không nên uống nước dừa. Còn người bị bệnh tiểu đường bình thường vẫn có thể uống nước dừa nhưng không nên uống nhiều, nên uống dừa già thay vì dừa non, không nên pha thêm đường hay uống dừa lon có chất tạo ngọt, không nên ăn cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa.
Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Nước dừa, đặc biệt là dừa non, có tính hàn, không tốt cho người bụng yếu hay đang mắc các bệnh đường ruột.
Người bị bệnh huyết áp thấp: Nước dừa bổ sung một lượng lớn kali cho cơ thể làm tăng thải ion natri (muối) ra ngoài qua hệ tiết niệu, dẫn đến lượng nước đào thải cũng tăng, gây ra tình trạng tụt huyết áp. Do đó, thức uống này có thể gây giảm huyết áp đột ngột, khiến người mắc huyết áp thấp gặp nguy hiểm.
Người bị bệnh thận: Nước dừa chứa lượng kali khá cao, do đó sẽ làm tăng kali máu, khiến bệnh thận thêm trầm trọng.
Vận động viên: nước dừa không cung cấp đủ carbohydrate để tạo ra năng lượng, lượng natri cũng không cao. Do đó, nước dừa không phải là loại đồ uống thích hợp cho người tập thể thao với cường độ cao. Ngoài ra, nước dừa có thể gây tăng kali máu, khiến người sử dụng choáng váng, suy nhược, mất ý thức.
Thai phụ 3 tháng đầu: Uống nước dừa trong thời kỳ này dễ gây ra tình trạng sinh non.
Ngoài ra, người bị phù ứ nước, thấp khớp, bị trĩ, mệt tim do lạnh… cũng không nên uống nước dừa do đặc tính hàn của nó.
Lợi ích bất ngờ của nước dừa đối với phái đẹp |
Uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt có tốt không? |
Những loại đồ uống không nên sử dụng vào buổi tối |