Sản xuất hàng dệt may của Hồng Kông giảm, cơ hội cho hàng Việt Nam

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, xét về thương mại hàng hóa của Hồng Kông, Việt Nam có khả năng tăng mạnh xuất khẩu các mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt, may; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày;…
3 kịch bản về đích cho ngành dệt may Xuất khẩu máy móc, thiết bị vượt dệt may

Ngành sản xuất của Hồng Kông đã trải qua một sự suy giảm do dịch Covid-19

Hồng Kông sản xuất số lượng lớn hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường trên toàn thế giới, sản xuất các sản phẩm bao gồm hàng may mặc, đồ nhựa, đồ chơi và đồ điện tử. Tuy nhiên, hiện ngành sản xuất công nghiệp Hồng Kông chiếm chưa tới 1% GDP, trong khi ở các nền kinh tế khác sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 20 – 30%. Trong những năm gần đây, thị trường Hồng Kông đã nỗ lực thúc đẩy hóa ngành công nghiệp nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dịch vụ ngành công nghiệp.

Sản xuất hàng dệt may của Hồng Kông giảm, cơ hội cho hàng Việt Nam
Sản xuất hàng dệt may và may mặc của Hồng Kông giảm, cơ hội cho hàng Việt Nam

Chính sách này đặc biệt tập trung vào việc phát triển sản xuất công nghiệp 4.0. Với tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp của Hồng Kông vào tăng trưởng GDP thấp, do đó Hồng Kông tập trung sản xuất hàng cao cấp, sản xuất tiên tiến, tự động hóa hoặc hỗ trợ kỹ thuật để tạo ra giá trị gia tăng cao. Hồng Kông đang xây dựng Trung tâm Sản xuất Tiên tiến (AMC) để trao quyền cho các công ty địa phương đang tìm cách khai thác kỷ nguyên tái công nghiệp hóa mới này.

Dự kiến hoàn thành vào năm 2022, dự án AMC là một phần của việc Hồng Kông đang hồi sinh các khu công nghiệp thành các cơ sở sản xuất tiên tiến. Ngành sản xuất của Hồng Kông đã trải qua một sự suy giảm đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê từ Cục điều tra dân số và thống kê Hồng Kông, chỉ số sản xuất tất cả các ngành công nghiệp đều giảm. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế tạo của Hồng Kông giảm bình quân 0,9%/năm, từ 99,6 điểm vào năm 2016 xuống mức thấp kỷ lục 95,8 điểm vào năm 2020.

Cùng với sự suy giảm kéo dài của lĩnh vực sản xuất ở Hồng Kông, hiệu quả hoạt động của hàng dệt may (bao gồm cả dệt kim) và ngành may mặc (trừ hàng dệt kim và da giày), là hai ngành nổi bật trong lĩnh vực sản xuất, cũng có những thay đổi đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp hàng dệt may và may mặc giảm bình quân 1,6%/năm, từ 95,7 điểm vào năm 2016 xuống 89,8 điểm vào năm 2020.

Tương tự, chỉ số sản xuất ngành thực phẩm, đồ uống và thuốc lá của Hồng Kông giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân 1,3%/năm, từ 103,9 điểm năm 2016 xuống 97,7 điểm năm 2020; sản phẩm giấy, in ấn và tái tạo vật liệu in giảm bình quân 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, từ 99,2 điểm năm 2016 xuống 93,3 điểm năm 2020; kim loại, máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, máy móc và thiết bị giảm bình quân 0,4%, từ 98,8 điểm năm 2016 xuống 97 điểm năm 2020.

Theo số liệu sơ bộ của Cục điều tra dân số và thống kê Hồng Kông, chỉ số sản xuất công nghiệp các ngành sản xuất nói chung trong quý II/2021 tăng 5,6% so với quý II/2020, sau khi tăng 2,6% trong quý I/2021.

Trong đó, chỉ số công nghiệp của các ngành sản xuất chính của Hồng Kông trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu ở nhóm ngành công nghiệp chế tạo tăng 4,2%, lên 98 điểm; nhóm ngành thực phẩm, đồ uống và thuốc lá của Hồng Kông tăng 6,3%, lên 99,6 điểm; các sản phẩm giấy, in ấn và tái tạo vật liệu in đã ghi tăng 0,1% lên 91,5 điểm; nhóm ngành kim loại, máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, máy móc và thiết bị tăng 2,2%, lên 96 điểm. Ngược lại, ngành hàng dệt may và may mặc là ngành hàng duy nhất có chỉ số sản xuất giảm 0,4% so với 6 tháng đầu năm 2020, xuống 81,8 điểm.

Hồng Kông nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tăng mạnh

Sản xuất hàng dệt may của Hồng Kông giảm, cơ hội cho hàng Việt Nam

Hồng Kông là trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của châu Á và thế giới, đồng thời là nơi tập trung nhiều trụ sở các công ty lớn của châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, Hồng Công còn được xem là cửa ngõ thương mại – đầu tư của Trung Quốc đại lục với nước ngoài. Trong đó, vận chuyển hàng hóa trung chuyển qua cảng giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,3%) hàng hóa trung chuyển cảng của Hồng Kông. Khoảng 71,5% các chuyến vận chuyển hàng hóa trung chuyển cảng Đại lục - Hồng Kông là giữa Hồng Kông và khu vực Đồng bằng sông Châu Giang. Vì vậy, một lượng hàng hóa rất lớn được tạm nhập tái xuất qua trạm trung chuyển Hồng Kông để xuất khẩu sang các thị trường khác trên thế giới.

Theo số liệu từ Cục điều tra dân số và thông kê Hồng Kông, giai đoạn 2016 – 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường Hồng Kông tăng trưởng bình quân 1,8%, từ 4.008,38 tỷ HKD (tương đương 514,88 tỷ USD) năm 2016 tăng lên mức cao nhất 4.721,4 tỷ HKD (606,47 tỷ USD) vào năm 2017, sau đó giảm xuống 4.415,4 tỷ HKD (567,17 tỷ USD) năm 2019 và xuống mức thấp 4.269,75 tỷ HKD (548,46 tỷ USD) vào năm 2020.

Trong đó, Hồng Kông nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 17%/năm, từ 246,7 triệu HKD (xấp xỉ 7 tỷ USD) năm 2016 tăng lên 100,64 triệu HKD (12,97 tỷ USD) năm 2020. Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường Hồng Kông tăng từ 2,8% năm 2016 lên 5,3% vào năm 2020. Trong đó, Hồng Kông nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 73,65 tỷ HKD (9,5 tỷ USD), tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Hồng Kông nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng máy móc, thiết bị điện và các bộ phận; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, ti vi (HS 85); ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại dát (HS 71); Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các bộ phận (HS 84); Giày, dép (HS 64); Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, dệt kim hoặc móc (HS 61); Các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, không dệt kim hoặc móc (HS 62); Bông (HS 50)…

Sản xuất hàng dệt may của Hồng Kông giảm, cơ hội cho hàng Việt Nam

Trong 8 tháng đầu năm 2021, Hồng Công nhập khẩu hàng hóa đạt 3.369,97 tỷ HKD (432,88 tỷ USD), tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng máy móc, thiết bị và thiết bị điện, và các bộ phận điện của chúng; máy và thiết bị viễn thông, ghi âm và tái tạo âm thanh; máy văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động; máy ảnh, thiết bị và vật tư, hàng hóa quang học, đồng hồ và đồng hồ đeo tay; máy móc thiết bị phát điện; tinh dầu và chất nhựa dẻo và nguyên liệu làm nước hoa; chế phẩm vệ sinh, đánh bóng và tẩy rửa…

Trong khi đó, Hồng Kông xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như: Máy móc, thiết bị và thiết bị điện, và các bộ phận điện của chúng; máy và thiết bị viễn thông, ghi âm và tái tạo âm thanh; máy văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động; dụng cụ và bộ máy chuyên nghiệp, khoa học và kiểm soát; máy móc thiết bị phát điện; các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo…

Như vậy, với ngành sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, Hồng Kông nhập khẩu hàng hóa phục vụ một phần nhu cầu tiêu thụ nội đia, chủ yếu xuất khẩu sang các nước khác. Xét về thương mại hàng hóa của Hồng Kông, Việt Nam có khả năng tăng mạnh xuất khẩu các mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt, may; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; hàng thủy sản, quả và quả hạch, hàng thủy sản…

Đối với mặt hàng dệt, may, sản xuất nội địa giảm, Hồng Kông gia tăng nhập khẩu từ các thị trường khác, trong đó có Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Cập nhật số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông tăng trưởng khả quan 11,5% so với 9 tháng đầu năm 2020, đạt 8,4 tỷ USD.

Trong đó, có tới 22/29 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông tăng. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng tới 23.396,1%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 95,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 65,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 59,1%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 35,4%... Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường Hồng Kông giảm như: Thủy sản, giày dép các loại, túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù…

Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

3 tháng đầu năm, Singapore nhập từ Việt Nam 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023, đưa Việt Nam lần đầu thành nhà cung ứng gạo lớn nhất vào thị trường này với 32,03% thị phần.
Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

“Thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với nền công nghiệp ngành làm đẹp thế giới … những thông tin về làm đẹp cũng rất đa dạng, cập nhật trên mọi nền tảng mạng xã hội, đó là cơ hội cho khách hàng, bệnh nhân có thể lựa chọn ra những nơi, cơ sở làm đẹp, bác sĩ làm đẹp có uy tín”, Ths.BS Bùi Tuấn Anh - Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Hồng Ngọc nhận định.
Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Tính đến hết quý I, xuất khẩu hàng rau quả thu về 1,28 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2023. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành hàng rau quả có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD.
Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, Đảo Ngọc Phú Quốc không đơn thuần là một điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng mà còn là một nơi được các nhà đầu tư bất động sản lớn nhỏ đặc biệt quan tâm.
VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,49 triệu tấn.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Nhiều hệ lụy đang dần dần bộc lộ khi tình trạng dư cung và giá tôm ở các thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Trong đó thể hiện rõ nét nhất là động thái phản ứng của một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, gây quan ngại cho nhiều nước xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam.
Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

VNBA trao giá trị đến cộng đồng với chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản”

Vừa qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra chương trình “Chia sẻ chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động nghề Chăm sóc sắc đẹp chuẩn Nhật Bản” với nhiều dấu ấn thành công. Chương trình không chỉ mang đến nhiều kiến thức bổ ích về an toàn vệ sinh lao động mà còn giới thiệu các kỹ thuật làm đẹp đặc biệt tại Nhật Bản để các học viên tham khảo mở rộng dịch vụ của salon, đồng thời xây dựng hình ảnh khác biệt và chuyên nghiệp trong lòng khách hàng.
Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn?

Hiện nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, cần giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ, giảm thuế VAT cho doanh nghiệp ngành rượu, bia trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ tới ngày 28/6 và ngày 26/9/2024.
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới

"Để thúc đẩy xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu thì các địa phương trong vùng cần tính toán, liên kết với nhau nhằm thống nhất phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - lâm - thủy sản thế mạnh của vùng", Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 3/2024.
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Tôm sú đang trải qua thời kỳ "phục hưng", đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng các chuyên gia như nhà phân tích Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma, người nuôi tôm hàng đầu Ấn Độ, lưu ý rằng các nhà sản xuất sẽ thật ngốc nghếch nếu loại bỏ tôm thẻ chân trắng.
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững

Cây dừa đang tạo ra nguồn thu nhập cho khoảng 390.000 hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế trực tiếp, cây dừa còn đóng góp lớn vào việc chống biến đổi khí hậu khi 1 ha dừa mỗi năm có thể lọc được 70 - 75 tấn CO2.
Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Nhiều cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo các chuyên gia, ngành mây, tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển.
Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế

Trước phản ánh của doanh nghiệp gặp khó khăn do vướng các quy định về xuất nhập khẩu dược liệu của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có văn bản tháo gỡ vướng mắc, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế làm rõ chính sách quản lý đối với mặt hàng tinh dầu xuất khẩu có tính lưỡng dụng.
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Vì lý do này, siêu thị AEON Hong Kong "mê" chuối tươi Việt Nam hơn chuối Philippines

Từ năm 2023 đến nay, 100% sản phẩm chuối tươi Việt Nam vào chuỗi cửa hàng gồm 91 điểm bán ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến cho nông sản Việt Nam tại Ấn Độ

Nhiều lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư do khoảng cách địa lý, thiếu thông tin về môi trường, chính sách khuyến khích đầu tư cũng như chưa thể hiện được tiềm năng của thị trường.
Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Sẽ thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng ngay trong tháng 4

Nhằm triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay hàng loạt giải pháp để ổn định thị trường vàng.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Chile tăng đột biến

Việt Nam với lợi thế về thuế nhập khẩu theo cam kết trong hiệp định CPTPP sẽ là thế mạnh để cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại thị trường Chile.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với quảng bá du lịch, văn hóa địa phương

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Với quy mô hơn 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước và các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và huyện Thạch Thất tham gia.
Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm Hợp tác xã

“Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm là vấn đề được đề cập nhiều trong thời gian qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu”, đó là khẳng định của bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động