Loại rau giàu canxi hơn cả trứng và sữa nhưng người Việt ít dùng Loại rau được coi là mang lại may mắn nhưng chỉ tốt khi ăn sống Loại rau được gọi là "viên canxi" nhưng ăn nhiều dễ hại thận |
Khoai lang ăn phần củ hay lá tốt hơn?
Không thể so sánh củ khoai và rau khoai loại nào tốt hơn loại nào. |
Khi so sánh phần rau khoai và củ khoai, hiện có nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, phần củ khoai mới mang lại giá trị dinh dưỡng lớn nhất, còn rau chỉ là thứ bình dân, không ngon và nhiều dinh dưỡng bằng một số loại rau khác. Tuy nhiên, theo một số người, phần lá khoai mới cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, vì thế rau khoai được người Nhật ví là “rau trường thọ”.
TS.BS Từ Ngữ (Hội Dinh dưỡng Việt Nam) cho rằng, không thể so sánh củ khoai và rau khoai loại nào tốt hơn loại nào. Bởi củ khoai được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp tinh bột cho cơ thể. Còn rau khoai lang thuộc nhóm rau lá, là thực phẩm để chế biến món ăn theo những cách khác nhau.
Ví dụ về sự khác biệt dễ thấy nhất là nhiều người dùng khoai lang để ăn sáng thay cho cơm, bún, phở vì nó cung cấp lượng đường bột khá lớn cho cơ thể. Thế nhưng, rau khoai lang thì không dùng để thay bữa sáng được, mà chúng chỉ có thể được chế biến thành các món canh, luộc, xào để ăn cùng trong bữa ăn.
Dù vậy, cũng không thể phủ nhận được những giá trị dinh dưỡng mà rau khoai lang mang lại cho sức khỏe. TS Từ Ngữ cũng khuyên mọi người nếu có được nguồn rau đảm bảo, thì nên sử dụng thường xuyên, kết hợp với các loại rau khác để bữa ăn được đa dạng các nhóm thực phẩm. Ngoài ra, rau khoai lang thân mềm rất nhanh nát, nên chế biến cần chú ý vớt ra khi vừa chín tới để giữ các vitamin và khoáng chất.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau khoai lang có lượng vitamin B2 cao hơn gấp 10 lần so với củ khoai lang, ngoài ra chúng cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa… Do có nhiều chất xơ nên chúng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra, chúng còn giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, nhất là thải độc ruột và giảm mỡ máu hiệu quả.
Một điểm mạnh khác của rau khoai lang, đó là chúng chứa các flavonoid nên tốt cho người có đường huyết cao vì chất này có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giúp phòng đái tháo đường. Ngược lại, với củ khoai lang, dù cũng có những mặt tích cực nhất định, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều cùng một lúc, hoặc ăn liên tục vì chúng có thể làm tăng đường huyết do chứa lượng tinh bột khá cao.
Các chất dinh dưỡng có trong rau lang
Rau lang được lấy từ phần thân và lá của cây khoai lang. |
Rau lang hay còn được biết đến với cái tên là cam thử và phiên chử. Rau lang được lấy từ phần thân và lá của cây khoai lang. Mặc dù đây là loại cây thân thảo được trồng để lấy củ nhưng loại rau này có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như: Luộc, nấu canh, xào,... vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
Trong sách Đông y, rau lang là loại thảo mộc không độc, tính bình. Loại rau này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,... Rau lang là nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamin B6, vitamin C, riboflavin,... Theo đó, 100g rau lang chứa đến 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin B và các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt,...
Ngoài ra, trong rau lang có hàm lượng chất xơ rất cao cùng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng phòng ngừa và điều trị được khá nhiều bệnh lý. Cụ thể:
Ngăn ngừa bệnh tim: Các cơn đau tim thường xuất phát từ tình trạng vôi hóa mạch máu, hình thành nên các mảng bám, gắn chặt vào thành mạch. Nếu mắc phải căn bệnh xơ vữa mạch máu, bạn nên nạp nhiều vitamin K có trong rau lang để ngăn chặn bệnh nhồi máu cơ tim.
Giảm nguy cơ loãng xương: Một công dụng khác của vitamin K có trong rau lang là cân bằng hàm lượng canxi có trong xương. Bằng việc kết hợp vitamin K với vitamin D, quá trình hình thành xương sẽ đạt hiệu quả cao hơn, vết gãy ở xương cũng nhanh chóng được hồi phục.
Thanh nhiệt, giải độc: Rau lang có khả năng làm mát và thanh nhiệt hiệu quả. Chất diệp lục có trong loại rau này không chỉ hỗ trợ làm sạch máu mà còn giúp loại bỏ bớt độc tố bên trong cơ thể.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường: Để điều trị tiểu đường, bệnh nhân có thể sử dụng lá cây rau lang và đọt rau lang đỏ, chế biến thành món ăn hoặc nấu lấy nước uống. Các hợp chất trong rau lang gần giống với insulin trong máu, có tác dụng kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa: Protein trong rau lang chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione. Đây là hợp chất vô cùng quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra chất chống oxy hóa, giúp chữa lành các vết thương và đẩy lùi lão hóa da.
Cải thiện tình trạng béo phì: Cây rau khoai lang chứa rất ít tinh bột và nhiều chất xơ nên rất phù hợp với những người bị thừa cân, béo phì. Bổ sung rau lang vào chế độ ăn kiêng vừa làm giảm cảm giác thèm ăn, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Ngăn ngừa táo bón: Đặc trưng của rau lang là vị ngọt, tính mát cùng nhiều chất xơ sẽ làm tăng khả năng nhuận tràng của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, lá rau lang chứa khoảng 1.95 - 1.97% chất nhựa tẩy, có tác dụng điều trị chứng táo bón chỉ trong thời gian ngắn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau lang
Rau lang còn chính là một loại dược liệu vô cùng giá trị. |
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận âm hư: Bạn sắc 30g rau khoai lang cùng với mai rùa để lấy nước uống.
Thanh nhiệt và giải độc: Bạn chế biến rau thành món luộc hoặc canh, dùng ăn hàng ngày.
Chữa mụn nhọt: Giã nhuyễn rau khoai lang cùng với đậu xanh và một chút muối. Bọc hỗn hợp trong một tấm vải và đắp lên vết mụn.
Chữa táo bón: 60 - 100g rau lang tươi đem sắc lấy nước uống.
Chữa thiếu sữa ở bà bầu: Mẹ bỉm nên thường xuyên ăn món rau lang xào cùng với thịt.
Chữa quáng gà: Bạn đem xào lá rau lang non cùng với gan lợn hoặc gan gà và ăn thường xuyên.
5 điều cần tránh khi ăn rau khoai lang
Mặc dù là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong một số trường hợp. |
Mặc dù là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:
Không ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm, gây mệt mỏi.
Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.
Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.
Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.