Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại, virus gây bệnh đường ruột phát triển. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn hoặc bảo quản chưa đúng cách… điều này làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Cần làm gì khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm? Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay Hà Nội: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm

Vì sao mùa nắng nóng dễ bị ngộ độc thực phẩm?

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng rất dễ khiến thực phẩm bị hỏng gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong đó, nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức cùng với độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại, nhất là trong đường tiêu hóa sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn chưa đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng, thức ăn để bên ngoài không khí nóng quá lâu… điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải thức ăn chưa được nấu chín kĩ để tiêu diệt vi khuẩn làm vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn hay thực phẩm và rau quả chưa được rửa sạch đúng cách.

Một nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm nhiều nhất là do thời tiết nắng nóng nhiều người ngại nấu ăn nên hay mua các loại thức ăn đường phố chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, không bảo quản đúng và thực phẩm vượt quá liều lượng cho phép về các chất bảo quản, chất phụ gia,….

Ngoài ra, nhiều nơi có điều kiện sinh hoạt khó khăn, nhiều người vẫn phải nấu thức ăn với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc chế biến trong môi trường không đảm bảo vệ sinh… dễ dẫn đến tiêu chảy và ngộ độc thức ăn. Chính vì thế, môi trường ô nhiễm, nước thải sinh hoạt kém là điều kiện thuận lợi cho virus xuất hiện và gây bệnh.

Một số tác nhân gây ngộ độc bạn cần chú ý

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Vi khuẩn Salmonella: Đây là loại vi khuẩn thường sống trong ruột của động vật. Chúng dễ nhiễm ở trong các thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như ở trong thịt gia cầm hay trứng. Do vậy, khi chọn lựa thực phẩm cũng cần chú ý đến cả quá trình chế biến đảm bảo.

Độc tố tụ cầu Staphylococcus: Trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mạch đập nhanh, tiêu chảy.

Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum: Trong thịt cá bị ươn, ôi thiu phá hủy hệ thần kinh trung ương và hành tủy, gây tử vong.

Độc tố vi nấm Aflatoxin: Trên các loại hạt như lạc, đậu nành, hướng dương, điều, ngô; các loại bột từ những hạt này khi bị nấm mốc.

Các loại virus viêm gan A (HAV) và Norwalk: Trong các loại thực phẩm như rau sống, thức ăn chế biến nguội; các loại nhuyễn thể như sò, ốc, hến sống ở vùng nước bẩn.

Vi khuẩn E.coli: Loại vi khuẩn này thường có trong thịt bò hay thịt heo, có thể còn sống hoặc nấu chưa chín, có cả ở trong các loại rau quả sống hay nước uống từ bể bơi. Vì vậy, khi ăn hay đi bơi đều cần phải hết sức cẩn trọng.

Vi khuẩn Campylobacter: Là loại vi khuẩn có trong thịt gia cầm, hay những loại thịt sống hoặc sữa chua tiệt trùng. Vì thế cần chú ý mua tại những nơi đảm bảo an toàn về chất lượng.

Vi khuẩn Shigella: Loại vi khuẩn dễ lây lan qua phân người, chính vì thế mà bệnh rất dễ bị bùng phát và lây nhiễm giữa các trẻ nhỏ ở trong nhà trẻ, đơn giản từ thói quen của việc chế biến thức ăn hay không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc đơn giản là sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Vi khuẩn Norovirus: là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra ngộ độc thực phẩm ở người, đặc biệt thường gặp ở trong các loại rau củ quả.

Ngoài ra, Sán lá gan nhỏ trong các món ăn chế biến từ gỏi cá sống, cá nướng, ốc chưa luộc chín. Các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm. Tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng, hoặc dùng quá liều lượng, quá thời hạn,

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể từ 1-2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Một số trường hợp người bệnh có thể nghĩ đến ngộ độc khi: Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó. Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.

Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có thể có giun sán. Bên cạnh đó, tùy theo nguyên nhân gây trúng thực, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi.

Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…

Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.

Biến chứng của ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

Xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng.

Khi nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có những biểu hiện ngộ độc, cần bình tĩnh và áp dụng những biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.

Gây nôn: Đối với những người có triệu chứng nôn mửa ngay sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc, hoặc những người bệnh còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích để nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ (đã được rửa sạch) để ép vào góc lưỡi người bệnh, hoặc pha nước muối hòa tan trong nước ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt, hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh.

Trong quá trình gây nôn cần chú ý: Khi kích thích người bệnh nôn, nên để người bệnh nằm nghiêng, kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở. Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ. Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân.

Bù nước: Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.

Lưu ý: Nếu sử dụng dung dịch oresol phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, dùng đúng liều lượng chỉ định như không pha quá ít hoặc quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch,… Nếu nhiều người ngộ độc thức ăn cùng một lúc cần chia dung dịch oresol riêng biệt, không cho uống chung vì có thể khiến tình trạng của những người ngộ độc nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

Trường hợp người bệnh có những triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp không được gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi đã thực hiện các bước sơ cứu kể trên, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Do đó, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Lựa chọn thực phẩm: Chọn những thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không ôi thiu, kém chất lượng. Không chọn những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học, hoặc các loại thực phẩm chứa độc như nấm lạ, khoai tây mọc mầm, cá nóc,…

Bảo quản thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép. Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ; không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.

Chế biến thức ăn: Rửa tay trước khi tiếp xúc thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống; Làm sạch các nguyên vật liệu trước khi chế biến món ăn; Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng, ăn uống; rửa sạch bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.

Đảm bảo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”: Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, chỉ ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp; bảo quản, chế biến thức ăn đúng cách tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc…

3 lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm để không ảnh hưởng đến sức khỏe 3 lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Bánh đậu xanh liệu có gây hại cho sức khỏe? Bánh đậu xanh liệu có gây hại cho sức khỏe?
Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất? Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất?
Mướp khía - Loại cây Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe
Tình hình sức khỏe nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Có dấu hiệu phản xạ khi tác động Tình hình sức khỏe nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Có dấu hiệu phản xạ khi tác động
Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Những thực phẩm giúp bạn Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho

Ho không quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng nếu ho dai dẳng, liên tục sẽ gây mệt mỏi, khó chịu. Chính vì vậy, cần điều trị sớm và dứt điểm. Tắc chưng đường phèn là một trong những bài thuốc dân gian từ xa xưa để trị ho hiệu quả và an toàn.
Cảnh báo nguy hiểm từ trào lưu "bắt pen" lan rộng trên mạng xã hội

Cảnh báo nguy hiểm từ trào lưu "bắt pen" lan rộng trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, trào lưu "bắt pen" dùng hai tay ấn mạnh vào vùng cổ để tìm cảm giác phê lịm, ngất xỉu từ từ đang được giới trẻ đua nhau thực hiện. Bác sĩ cảnh báo đây là hành động nguy hiểm, nếu ấn và để quá lâu có thể tổn thương não, đột quỵ, ngưng tim và dẫn đến tử vong.
4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

Tỏi, gừng, vỏ chanh, sữa chua được cho là những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao mùa nên bổ sung để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Bà bầu ăn cua đồng được không?

Bà bầu ăn cua đồng được không?

Gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai, điều này có đúng không?
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sau vụ việc nhiều học sinh tại huyện Thanh Oai có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi dùng nước phát miễn phí tại cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn cảnh báo gửi tới các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã.
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Theo WHO, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá (thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng). Hiện ở Việt Nam tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế cho biết hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái lũ trên các sông đã xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa.
Tạm dừng giao thông qua cầu phao Phong Châu do nước lũ dâng cao

Tạm dừng giao thông qua cầu phao Phong Châu do nước lũ dâng cao

Lũ ở thượng nguồn đổ về khiến lũ sông Hồng qua Phú Thọ dâng cao, lực lượng công binh phải cắt nhịp cầu phao Phong Châu (Phú Thọ) để bảo đảm an toàn cho người dân qua lại.
Siêu bão Krathon đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 5

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 5

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành bão số 5 trong năm 2024. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 - 201km/giờ), giật trên cấp 17.
2300 em học sinh được thăm khám răng miễn phí

2300 em học sinh được thăm khám răng miễn phí

Ngày 30/9, Hệ thống Nha khoa Smart đã phối hợp cùng với trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức thành công Ngày hội nha khoa học đường “Cười rạng rỡ-sáng tương lai”, tiến hành thăm khám răng miệng cho 2300 em học sinh.
Bão Krathon giật trên cấp 17 có tác động đến đất liền nước ta?

Bão Krathon giật trên cấp 17 có tác động đến đất liền nước ta?

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24h tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi dưới 16 độ

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi dưới 16 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Dự báo, từ ngày 1/10, các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời chuyển mát, trong đó đêm và sáng trời lạnh, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.
Xử phạt Dược phẩm Nam Hà 70 triệu đồng vì sản xuất lô thuốc vi phạm chất lượng

Xử phạt Dược phẩm Nam Hà 70 triệu đồng vì sản xuất lô thuốc vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà (địa chỉ ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).
Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Bệnh nhi là Lê Huỳnh K.C. (15 tuổi, ở Hương Sơ, TP. Huế) nhập viện với các triệu chứng đau bụng đột ngột, nôn ói, sau đó rơi vào hôn mê, co giật.
Khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đường lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đường lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Mưa lớn kéo dài khiến Quốc lộ 8A lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) bị sạt lở, cây cối đổ ngổn ngang, gây ách tắc giao thông, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.
Tin vui cho người bị Alzheimer: Phát hiện hợp chất giúp điều trị bệnh

Tin vui cho người bị Alzheimer: Phát hiện hợp chất giúp điều trị bệnh

Nhóm nghiên cứu của nhà dược lý thần kinh Maria Jose Diogenes cho biết đã phát hiện tiềm năng của một hợp chất mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Phát hiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay.
Các địa phương vùng thấp trũng huyện Hương Sơn khắc phục hậu quả lũ lụt

Các địa phương vùng thấp trũng huyện Hương Sơn khắc phục hậu quả lũ lụt

Trong trận mưa lũ vừa qua, một số địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của nhân dân.
Đắk Lắk: Xử phạt 3 Nha khoa hoạt động "chui" hơn 200 triệu đồng

Đắk Lắk: Xử phạt 3 Nha khoa hoạt động "chui" hơn 200 triệu đồng

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đình chỉ nhiều nha khoa hoạt động không phép, tuy nhiên những nha khoa này vẫn ngang nhiên mở cửa, đón khách.
Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Đó là lời khuyên của Bộ Y tế tới người tiêu dùng về việc cần hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng (TPCN) giúp tránh gặp phải rủi ro khi sử dụng.
Thanh Hoá sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu

Thanh Hoá sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu

Để kịp thời phòng tránh, theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến đầu giờ chiều ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động tổ chức sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu đến vị trí an toàn.
Thanh Hoá: Nước lũ sông Mã, sông Lèn dâng cao mức báo động II

Thanh Hoá: Nước lũ sông Mã, sông Lèn dâng cao mức báo động II

Mực nước các sông Mã và sông Lèn tại tỉnh Thanh Hoá đang lên nhanh Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá đã phát lệnh báo động.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Thời tiết diễn biến khó lường cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan bệnh. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động và đồng bộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Mùi cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên mùi cơ thể?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động