![]() |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng các thành phần dinh dưỡng, chú trọng bổ sung các thực phẩm tốt sẽ giúp hệ tiêu hoá của trẻ cái thiện và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ngộ độc thực phẩm.
Ăn món mềm, loãng, uống nhiều nước: Bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn nhiều nước, mềm, loãng như cháo, súp, canh,… vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa dễ ăn lại bổ sung được nước và điện giải cho trẻ.
Ăn trái cây: Ưu tiên lựa chọn hoa quả làm xoa dịu dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn, thuyên giảm những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như táo hay chuối. Thành phần kali có trong chuối giảm cảm giác buồn nôn, dễ tiêu hoá. Mặt khác, táo chứa nhiều pectin. Chất này làm giảm tình trạng ợ nóng, dịu niêm mạc và trào ngược dạ dày.
Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể ép hoa quả và cho trẻ uống nước ép không đường, vừa bổ sung nước, vừa cung cấp nhiều vitamin giúp tăng cường đề kháng. Đặc biệt, nước dừa là điện giải tự nhiên rất tốt cho trẻ.
![]() |
Sữa chua: Một thực phẩm có lợi cho đường tiêu hoá không thể không kể đến sữa chua. Sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ đường ruột, tăng cường sức khỏe của miễn dịch tốt. Từ đó, việc hấp thụ được các chất dinh dưỡng trở nên tốt hơn, giúp cho sức đề kháng của cơ thể tốt hơn và sản sinh các kháng thể, thực bào tiêu diệt vi khuẩn, virus giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Ngũ cốc: Ngũ cốc như yến mạch,… chứa nhiều khoáng chất cần thiết, ít chất béo, ít chất xơ nên dễ hấp thu, sự kết dính phân tăng làm sạch đường tiêu hoá.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng gừng, chỉ cần thái lát mỏng, ngâm với ít mật ong 1-2 tiếng rồi cho trẻ nhỏ ngậm nuốt, dần dần sẽ xua tan cảm giác buồn nôn, làm dịu dạ dày.
Thực phẩm nên kiêng sau khi ngộ độc thực phẩm
Hệ tiêu hoá đang bị suy yếu nếu ăn phải một số thực phẩm khó tiêu sẽ càng tăng cảm giác khó chịu, chướng bụng. Vì vậy, chọn thực phẩm cho trẻ sau khi bị ngộ độc rất quan trọng. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm sau:
Những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng như gà rán, khoai tây chiên,… gây cảm giác khó chịu ở bụng.
Đồ uống có gas, cồn, caffeine làm đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ mất nước.
Tránh sử dụng phô mai, sữa, bơ,… là những chế phẩm từ sữa động vật vài ngày sau khi hết ngộ độc để không bị khó tiêu khi dung nạp lactose. Đối với trẻ đang bú mẹ, sau 6 tiếng, trẻ không còn nôn ói thì mẹ cho con bú lại và chia thành nhiều cữ và uống ít hơn ngày thường. Đối với trẻ bú sữa ngoài là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ thì bố mẹ phải pha loãng sữa cho con bú. Đối với trẻ song song bú mẹ và sữa ngoài thì tạm ngưng sữa ngoài, chỉ cho bú mẹ.
![]() |
Sau khi nôn, axit dạ dày xuất hiện ở miệng làm hỏng men răng. Vì vậy, đánh răng lúc này sẽ làm mòn men răng. Bạn chỉ nên súc miệng, không nên đánh răng ít nhất 1 giờ sau nôn. Có thể kết hợp với tắm bằng nước ấm để đánh bay vi khuẩn ở bề mặt cơ thể và làm tinh thần thư giãn, thoải mái.
Khi trẻ bị ngộ độc sẽ rất lười ăn vì cơ thể mệt mỏi. Bố mẹ không nên ép con ăn quá nhiều và hãy kiên nhẫn chiêu dụ trẻ ăn. Khi khỏi bệnh, con sẽ thèm ăn trở lại và ăn được nhiều. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp trẻ hồi phục tốt hơn.