Vi khuẩn Clostridium botilinum và vấn đề ngộ độc thực phẩm Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm cần sơ cấp cứu ngay Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm bữa ăn học đường |
Xét nghiệm mẫu cánh gà trong bữa ăn xác nhận nhiều vi khuẩn gây ngộ độc |
Chiều 22/11, UBND tỉnh Khánh Hoà đã có thông cáo báo chí liên quan đến vụ hàng trăm học sinh và giáo viên Trường ISchool Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, nguyên nhận vụ việc được kết luận như sau: Phát hiện vi khuẩn Samonella spp, vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu cánh gà chiên và mẫu nước mắm. Chủng Bacillus cereus trong 2 mẫu trên là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu và độc tố ruột không lý giải hồng cầu. Kết quả xét nghiệm cũng phát hiện vi khuẩn Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên.
Kết quả được đưa ra sau khi Pasteur Nha Trang tiếp nhận 8 mẫu thực phẩm liên quan ngộ độc thực phẩm trường Ischool Nha Trang, do Trung tâm Y tế Nha Trang gửi tới. Viện lập tức tiền hành xét nghiệm các chỉ tiêu vi khuẩn có khả năng liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm.
Thông cáo báo chí của UBND tỉnh Khánh Hòa |
Thông cáo cho biết, hiện còn 137 trường hợp đang điều trị tại 6 cơ sở trên địa bàn TP. Nha Trang. Trong đó, không còn ca nặng nào phải theo dõi và có 1 trường hợp đã tử vong.
Làm việc với đoàn công tác Bộ Y tế vào sáng cùng ngày, ông Trịnh Ngọc Hiệp - Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hoà, cho biết: Từ tối 17 đến sáng 22/11, các bệnh viện trong thành phố tiếp nhận 648 học sinh và giáo viên Trường ISchool Nha Trang tới thăm khám, có chung triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, sốt, đau bụng… sau khi ăn 6-9 tiếng đồng hồ. Trước đó tối ngày 21/11, kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân khiến hàng trăm học sinh Trường Ischool Nha Trang bị ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn Salmonella.
Ngoài ra, Phòng Y tế TP Nha Trang hôm nay cũng đã báo cáo UBND TP Nha Trang về các vấn đề liên quan việc hơn 600 học sinh Ischool thuộc tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng vào viện khám, sau bữa ăn bán trú tại trường.
Theo báo cáo, ông Bùi Phúc Lam (40 tuổi) đã ký hợp đồng với trường để tổ chức bếp ăn bán trú cho 930 học sinh và giáo viên (trong đó có 50 giáo viên). Quá trình chế biến được thực hiện tại bếp ở trường. Kết quả kiểm tra bếp ăn tại trường cho thấy cơ sở này chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa phát hiện vi phạm.
Khi cơ quan chức năng kiểm tra, ông Lam có giấy phép hộ kinh doanh cấp năm 2015, với ngành nghề bán hàng ăn uống, giải khát, hải sản tại gian hàng của trường này, trên đường Hai Bà Trưng. Ông cũng đưa ra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Phòng Y tế TP cấp lần 3 vào tháng 10.
Vụ ngộ độc nghiêm trọng tại trường ISchool Nha Trang xảy ra vào ngày 17/11, sau khi ăn trưa tại trường, về nhà nhiều học sinh xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy và sốt, nghi bị ngộ độc thực phẩm. Các em được phụ huynh đưa đi cấp cứu tại 5 bệnh viện trên địa bàn TP. Nha Trang. Đến 11h ngày 20/11, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hơn600 ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến bữa ăn trưa của trường. Trong đó, 21 trường hợp nặng và 1 trường hợp đã tử vong trên đường chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM, được bác sĩ chẩn đoán vào thời điểm nhập viện là sốc nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm. |