Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP Bình Phước xây dựng thương hiệu hạt điều để vươn xa Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực

Sơn La phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực
Các thành viên Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP Nam Sơn (xã Kỳ Trung, Kỳ Anh) ngày càng chú trọng sản xuất chè theo hướng hữu cơ, chủ động đầu tư thâm canh chè có chất lượng, năng suất cao.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế của huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) là phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm có lợi thế. Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Sơn đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 19/02/2021 về phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết sản xuất giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Ngay sau khi Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được ban hành, UBND huyện Tân Sơn đã xây dựng Đề án phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng năm và theo giai đoạn; đồng thời giao chỉ tiêu đến cơ sở, phân công nhiệm vụ các phòng, đơn vị chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết.

Theo đó, huyện Tân Sơn lựa chọn 3 nhóm sản phẩm để tập trung chỉ đạo, phát triển theo chuỗi liên kết gồm: Chè xanh, gỗ và gà nhiều cựa Tân Sơn. Đối với cấp xã, căn cứ vào tình hình cụ thể, huyện Tân Sơn yêu cầu lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế phù hợp để tập trung chỉ đạo phát triển theo chuỗi; xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù và có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện.

Đề Nghị quyết đi vào cuộc sống, huyện Tân Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Nghị quyết nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của sản xuất nông, lâm nghiệp, ý nghĩa của việc phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi; cũng như thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân tham gia.

Quá trình tổ chức thực hiện đã có một số doanh nghiệp, HTX được thành lập, củng cố, từng bước phát triển như: Công ty TNHH Nắng Trung du tham gia liên kết chăn nuôi gà nhiều cựa; HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc, HTX Dịch vụ Nông lâm nghiệp Xuân Đài tham gia đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị phục vụ chế biến chè xanh; HTX Cây ăn quả và dược liệu Mường Kịt; HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ Gà ủ muối Tân Sơn...

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất kinh tế nông nghiệp, huyện Tân Sơn đã vận dụng các nội dung phù hợp theo Nghị quyết số 22/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, cơ chế hỗ trợ đặc thù theo Nghị quyết 06/2022 của Hội đồng nhân dân huyện; bên cạnh đó là một số chương trình, mô hình khuyến nông, các nguồn vốn vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển sản xuất. Tổng kinh phí thực hiện đến hết năm 2024 đạt 128 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ từ ngân sách tỉnh gần 24 tỷ đồng, ngân sách huyện 2,2 tỷ đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất 102 tỷ đồng.

Đồng thời, huyện Tân Sơn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, đăng ký bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc thù như: Chứng nhận VietGAP cho vùng trồng chè, cam, quýt; chứng nhận ISO 9001 cho cơ sở chế biến chè; chứng chỉ FSC cho rừng sản xuất; chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Long Cốc và Quýt Mường Kịt. Hiện huyện Tân Sơn đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gà nhiều cựa.

Mở rộng mô hình, xây dựng thương hiệu các sản phẩm

Sơn La phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực
Sản phẩm gà ủ muối của HTX chăn nuôi, sản xuất và chế biến gà ủ muối Tân Sơn (xã Văn Luông) đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao, mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 con gà ủ muối.
Khi triển khai thực hiện Nghị quyết, huyện Tân Sơn đã xác định trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp là tập trung sản xuất, mở rộng mô hình, xây dựng thương hiệu các sản phẩm thế mạnh hiện có... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, huyện Tân Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư, thị trường tiêu thụ; do hạn chế năng lực của các chủ thể trong thực hiện quy trình, thủ tục, kỹ năng quản lý dự án; một số chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với nhu cầu thực tế...

Khó khăn là thế, song khi ý Đảng đã hợp lòng dân, thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua, Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tân Sơn đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả rõ rệt. Trên địa huyện Tân Sơn đã hình thành mô hình chuỗi liên kết sản phẩm gà nhiều cựa, chủ trì liên kết là Công ty TNHH Nắng Trung Du (thị trấn Tân Phú). Chủ trì liên kết đã mở rộng quy mô liên kết lên 30 hộ. Hiện có 3 cơ sở vừa duy trì sản xuất giống, vừa chăn nuôi thương phẩm ổn định là Công ty TNHH Nắng Trung du, hộ bà Bùi Quỳnh Nga (xã Văn Luông), hộ ông Hà Văn Tâm (xã Xuân Đài).

Ông Nguyễn Văn Đức - đại diện Công ty TNHH Nắng Trung du cho biết: Hiện mô hình có số gà giống bố mẹ đạt tiêu chuẩn 550 con, số gà xuất bán trong chuỗi liên kết đạt khoảng 20.000 con/năm. Ngoài ra, đàn gà nhiều cựa nuôi xen ghép trong dân thời gian qua có xu hướng tăng lên, ước đạt 15.000 con/năm. Giá bán gà nhiều cựa ổn định, hiệu quả kinh tế tăng khoảng 30% so với chăn nuôi gia cầm thông thường.

Đối với chè xanh, huyện Tân Sơn đã xây dựng được 5 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đó là: Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè xanh do HTX chế biến chè an toàn Long Cốc chủ trì được thực hiện thông qua dự án “Nâng cao chất lượng chè xanh gắn với xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ”, đã quy hoạch vùng sản xuất an toàn 15ha và được cấp chứng nhận VietGAP. Hiện HTX có 4 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP, sản lượng hàng năm từ 8 - 12 tấn.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè xanh do HTX dịch vụ Nông lâm nghiệp Xuân Đài chủ trì được thực hiện thông qua dự án “Nâng cao chất lượng chè xanh gắn với xây dựng thương hiệu chè khu vực VQG Xuân Sơn”, đã quy hoạch vùng sản xuất 16ha, được cấp chứng nhận VietGAP và đã có 2 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP, sản lượng 4 - 6 tấn/năm. Và 3 mô hình liên kết còn lại được thực hiện theo Chương trình OCOP, bao gồm: HTX sản xuất chè Hoàng Văn, quy mô 15ha; HTX Nông nghiệp và dịch vụ Mường Cúc 5ha; Cơ sở chế biến chè Quý Lê 5ha; sản lượng các mô hình ước đạt 5-6 tấn/năm.

Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ cũng được triển khai tích cực. Huyện Tân Sơn đã tiến hành chuyển hóa gần 440ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; thực hiện trồng rừng gỗ lớn được 3.126ha. Toàn huyện Tân Sơn hiện có trên 13.000ha rừng được cấp Chứng chỉ rừng bền vững. Trong đó, diện tích của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn 4.546ha; diện tích do Công ty CP Gemmy Tân Sơn chủ trì liên kết với 1.870 hộ dân tại các xã Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Minh Đài, Tam Thanh, Vinh Tiền, Xuân Đài là 4.558ha; diện tích do Công ty CP Rừng Ông Bụt Tân Sơn liên kết với 1.349 hộ dân tại các xã Mỹ Thuận, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Thu Ngạc, Văn Luông là 3.978ha.

Ngoài ra, cấp xã cũng đã phát triển một số sản phẩm đặc thù như: Trồng mới quế tập trung đạt 380ha tại Thu Cúc, Thạch Kiệt, Kiệt Sơn; trồng mới, ghép cải tạo cam, quýt tập trung 47,5ha tại Thu Cúc, Kiệt Sơn; phát triển các sản phẩm đặc trưng của các xã theo Chương trình OCOP được 26 sản phẩm của 10/17 xã tham gia...

Đồng chí Nguyễn Xuân Việt - Trường Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tân Sơn thông tin: Năm 2025 là năm cuối thực hiện Nghị quyết số 05, trên cơ sở kết quả đã đạt được và rà soát các chỉ tiêu của Nghị quyết, Tân Sơn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Tăng cường củng cố các chuỗi liên kết đảm bảo tính chặt chẽ, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.

Huyện Tân Sơn tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực, dự kiến khoảng 44 tỷ đồng để đầu tư nâng tầm sản phẩm, phát triển chuỗi. Đồng thời tiếp tục rà soát, quy hoạch vùng sản xuất, tạo lập dữ liệu về đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất tập trung, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, HTX tham gia phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương theo chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản
Khánh Hòa: Giải quyết bài toán nhân lực ngành Du lịch Khánh Hòa: Giải quyết bài toán nhân lực ngành Du lịch
Lung linh đêm khai hội Hoa Ban Điện Biên 2025 Lung linh đêm khai hội Hoa Ban Điện Biên 2025
Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
Miễn thị thực - chính sách mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt Miễn thị thực - chính sách mở ra cơ hội vàng cho du lịch Việt
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Tìm lời giải cho bài toán đầu ra của sản phẩm OCOP Long An

Thời gian tới, tỉnh Long An sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, nhất là kết nối tìm đầu ra cho các sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể OCOP.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Tập trung phát triển sản phẩm OCOP ở Lâm Thao

Chương trình OCOP được triển khai đã tạo điều kiện cho các địa phương trên địa bàn huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động