Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Những năm qua, huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) đã quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với .
Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Các di tích đã trở thành điểm đến du lịch tâm linh

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản
Trong đó quần thể di tích Phủ Dầy là trung tâm thực hành tín ngưỡng Đạo Mẫu; các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: “Nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định”, “Lễ hội Phủ Dầy”, “Lễ hội làng Quả Linh” (lễ hội “Thái Bình xướng ca”).

Vùng đất “Thiên Bản lục kỳ” thuộc huyện Vụ Bản có bề dày lịch sử, hội tụ, bảo lưu, lan tỏa nhiều giá trị di sản văn hóa truyền thống là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội. Với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội dựa trên việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản đã quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa quê hương gắn với phát triển du lịch tâm linh.

Trong đó, chú trọng đẩy mạnh huy động đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cho các điểm du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội trên địa bàn; lập quy hoạch tổng thể hệ thống di sản văn hóa để trùng tu, tôn tạo, phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý, bảo vệ di tích và tổ chức lễ hội truyền thống tại địa phương. Ngoài ra, huyện Vụ Bản khuyến khích các xã, thị trấn thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc với đa dạng các loại hình: hát văn, hát chèo, ca trù, múa tứ linh...

Bên cạnh đó, huyện Vụ Bản còn huy động sự tham gia của các nghệ nhân dân gian các lĩnh vực thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và những người có uy tín trong cộng đồng cùng tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, bảo đảm quyền công dân trong sáng tạo, thực hành, trao truyền di sản và thụ hưởng thành quả văn hóa.

Đến nay, trên địa bàn huyện Vụ Bản có 4 di sản văn hoá phi vật thể được công nhận gồm: “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”, trong đó quần thể di tích Phủ Dầy là trung tâm thực hành tín ngưỡng Đạo Mẫu; các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: “Nghi lễ Chầu văn của người Việt tại Nam Định”, “Lễ hội Phủ Dầy”, “Lễ hội làng Quả Linh” (lễ hội “Thái Bình xướng ca”).

Hiện huyện Vụ Bản có 176 di tích nằm trong danh mục bảo vệ; trong đó có 39 di tích đã được xếp hạng (9 di tích cấp quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh). Công tác quản lý, tu bổ di tích được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay có trên 800 hạng mục của hơn 170 di tích trên địa bàn huyện được đầu tư trùng tu, tôn tạo.

Các di tích đã trở thành điểm đến du lịch tâm linh hằng năm của nhiều du khách, nhất là dịp Lễ hội Phủ Dầy và hội chợ Viềng xuân diễn ra trên quy mô rộng tại hơn 20 di tích gồm quần thể các đền, chùa, lăng, phủ trên diện tích gần 10km2 thuộc địa bàn 2 xã Kim Thái và Trung Thành; tiêu biểu như các di tích: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh, Phủ Bóng (Nguyệt Du cung), Phủ Giáp Ba, Đền Trình, Đền Công Đồng, Đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, Đền Mẫu Thượng, Đền Mẫu Thoải, Đền Mẫu Đông Cuông…

Các di tích đặc sắc khác trên địa bàn huyện như: Đền Giáp Nhất xã Quang Trung; Đền Đông xã Thành Lợi; Đền - Chùa Vĩnh Lại xã Vĩnh Hào; Đền Vụ Nữ xã Hợp Hưng... cũng thu hút nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan, chiêm bái, nghiên cứu, tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp các nhân vật thờ tự và giá trị lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, các điểm thờ danh nhân văn hoá cũng thu hút nhiều đoàn du khách như: di tích Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh ở xã Thành Lợi; các khu, nhà lưu niệm nhạc sĩ Văn Cao ở xã Liên Minh, nhà thơ Nguyễn Bính ở xã Cộng Hoà, nhà sử học Trần Huy Liệu ở xã Kim Thái…

Công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh lễ hội, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di sản, di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng được chú trọng. Hàng năm, để làm tốt công tác quản lý và tổ chức 2 lễ hội lớn trong năm là hội chợ Viềng xuân (mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng) và Lễ hội Phủ Dầy (từ mùng 3 đến mùng 8/3 âm lịch), huyện Vụ Bản thành lập Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội gồm các ngành chức năng, chính quyền các địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về tổ chức lễ hội theo quy định của pháp luật. Ngoài việc duy trì các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh độc đáo như: nghi lễ Chầu văn, rước Mẫu thỉnh kinh, rước đuốc (ở lễ hội Phủ Dầy), Ban quản lý các di tích, các nhà đền, phủ còn gìn giữ, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như: thi hát văn, hát chầu văn, biểu diễn hát chèo, thi đấu cờ người, hội kéo chữ (Hoa trượng hội), thả rồng bay, múa lân - sư - rồng ở Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương. Sau hơn 30 năm được Nhà nước cho phép mở hội trở lại, đến nay Lễ hội Phủ Dầy đã khôi phục đầy đủ các giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh; trở thành một trong 5 lễ hội truyền thống lớn của cả nước, điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dự mỗi năm.

Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống

Vụ Bản phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá quý sapphire liền khối tại chùa Hổ Sơn.

Để khai thác và phát huy tốt các giá trị văn hóa tâm linh của các tín ngưỡng, huyện Vụ Bản đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Nghiên cứu, làm rõ những nét đặc trưng, bản sắc văn hoá quê hương; phát huy những phong tục, tập quán, loại trừ những hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng; phục dựng giá trị văn hóa của các loại hình nghệ thuật dân ca, dân vũ, diễn xướng tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội, trò chơi dân gian. Duy trì, thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian như: Câu lạc bộ hát nhạc Văn Cao xã Liên Minh; câu lạc bộ chầu văn xã Kim Thái; câu lạc bộ thơ Nguyễn Bính xã Cộng Hòa…

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kêu gọi, tranh thủ các nguồn lực trùng tu, tôn tạo các di tích, nhà lưu niệm nhằm phục vụ các đề án quy hoạch, xây dựng, kết nối các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện và kết nối với các địa phương lân cận. Tiêu biểu như: huy động xã hội hoá cải tạo, nâng cấp Khu lưu niệm nhạc sĩ Văn Cao; trùng tu, tôn tạo, mở rộng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh trong các năm 2022, 2023; di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt và đang tiến hành cải tạo bảo tồn các hạng mục bị xuống cấp…

Trong số các di tích ở huyện Vụ Bản được tu bổ thời gian gần đây, Chùa Hổ Sơn là công trình kiến trúc độc đáo, trở thành điểm đến du lịch tâm linh đặc sắc. Đến Chùa Hổ Sơn, ngoài lễ Phật cầu mong sức khoẻ, bình an; chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc từ phiến đá sapphire liền khối, cao 5,1m, nặng hơn 100 tấn, du khách còn có thể tìm hiểu về cuộc đời của Huyền Trân Công chúa - người con gái họ Trần nước Đại Việt nết na, xinh đẹp, đã dâng trọn tuổi thanh xuân của mình để đem lại hòa bình, thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước.

Với tổng kinh phí trùng tu, tôn tạo, mở rộng hàng trăm tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa phát nguyện công đức của người dân, đến nay, khuôn viên di tích Chùa Hổ Sơn có tổng diện tích gần 80 nghìn m2, được chia làm 2 khu. Khu tâm linh trên núi với 5 công trình kiến trúc: Chùa Hổ Sơn, nhà tổ Trúc Lâm, nhà tổ chùa, Đền thờ Huyền Trân Công chúa và Phủ Mẫu.

Ngoài ra còn một số công trình phụ trợ như: lầu cô, lầu cậu, nhà bia, tháp mộ, tượng 18 vị La Hán. Đặc biệt, ngay trước Chùa Hổ Sơn là cây di sản Sanh lá trắng có tuổi đời ước tính trên 700 năm. Khu dưới núi là cảnh quan: sân, vườn, giếng cổ đá ong, hồ nước xen kẽ các hạng mục công trình nhà khách, thuyền rồng tượng trưng con thuyền xưa đã đưa Công chúa trở về sau khi Vua Chế Mân tạ thế, cho phép bà được trở về quê hương; tăng đường cùng các công trình kiến trúc mang đặc trưng của Phật giáo như: tháp Phật, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc…

Hàng năm, ngoài các ngày lễ như: lễ Thượng Nguyên, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, vào ngày mùng 5 tháng Giêng diễn ra lễ cúng giỗ Công chúa Thuỵ Bảo và từ mùng 9 đến ngày 14/4 âm lịch (ngày kị của Công chúa Huyền Trân), dân làng tổ chức lễ hội Chùa Hổ Sơn. Phần lễ diễn ra các hoạt động: rước kiệu, tế lễ…; phần hội có các hoạt động: hát chèo, hát văn, múa lân - sư, thi làm cỗ chay, làm bánh dầy và các sản vật cúng Phật, dâng Thánh…

Để khai thác và phát huy có hiệu quả các giá trị tinh thần và vật chất của hệ thống di tích lịch sử văn hóa, tâm linh trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, huyện Vụ Bản sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; tăng cường xúc tiến thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương.

Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, thông tin đại chúng của Trung ương, của tỉnh Nam Định tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khai thác, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống đặc trưng của quê hương. Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh, của huyện; tăng cường liên kết phát triển du lịch, xây dựng các tua tuyến, điểm du lịch tâm linh hợp lý vào mỗi dịp lễ hội; tổ chức các chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa huyện với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025 Phú Thọ tung loạt combo du lịch hấp dẫn dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025
Du lịch muối – tại sao không? Du lịch muối – tại sao không?
Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị Cần “đánh thức” tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch Quảng Trị
Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt Lâm Đồng: Xe điện tiếp tục hoạt động trên một số tuyến đường ở Đà Lạt
Quảng Ninh: Quảng Ninh: "Mở cánh cửa" khai thác tuyến du lịch tàu biển
Trúc Mai

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những bước đơn giản săn vé máy bay giá tốt trên Traveloka dịp lễ

Những bước đơn giản săn vé máy bay giá tốt trên Traveloka dịp lễ

Những dịp lễ, kỳ nghỉ dài ngày luôn là thời điểm nhu cầu du lịch và di chuyển tăng cao đột biến. Nắm được những mẹo đặt vé máy bay sẽ giúp mọi người tiết kiệm chi phí và tránh được những tình huống “dở khóc dở cười” do hết vé, trễ chuyến.
Những hành khách đầu tiên “xông đất” nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Những hành khách đầu tiên “xông đất” nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Mới đây, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) từ TP.HCM đi Vân Đồn (Quảng Ninh), với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất – đánh dấu Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.
Phong Nha - Kẻ Bàng - "Thiên đường" cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng - "Thiên đường" cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) được đánh giá là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của Phong Nha - Kẻ Bàng trên bản đồ du lịch thế giới.
Thanh Hoá tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch biển

Thanh Hoá tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch biển

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ ngày 30/3 - 01//4/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nắm tình hình và làm việc với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Sầm Sơn, Nghi Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương về công tác chuẩn bị các điều kiện đón, phục vụ khách du lịch năm 2025.
Bún đỏ Kon Tum - đặc sản vang danh phố núi

Bún đỏ Kon Tum - đặc sản vang danh phố núi

Khi đến Kon Tum, du khách không thể bỏ qua món bún đỏ cao nguyên, một món ăn mang đậm hương vị đặc trưng của vùng đất này.
Du lịch Việt Nam từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng” tại Đông Nam Á

Du lịch Việt Nam từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng” tại Đông Nam Á

Từ “viên ngọc ẩn mình” đến “ngôi sao sáng”, Việt Nam đang chứng minh rằng mình xứng đáng với mọi lời ngợi khen. Đến hiện tại, du lịch Việt Nam đã trở thành trung tâm mới của trải nghiệm nghỉ dưỡng, khám phá và tận hưởng trên bản đồ du lịch.
Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Năm 2025, du lịch biển Sầm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội để vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay cũng đồng thời kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nên tour tới các địa chỉ lịch sử đặc biệt thu hút khách du lịch. Một trong số đó, tour trải nghiệm địa đạo Củ Chi được nhiều khách du lịch đặc biệt quan tâm.
Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Ngoài các loại hải sản tươi sống hấp dẫn, Phan Thiết còn được biết đến với một món bánh truyền thống mang hình dáng độc đáo và cái tên ấn tượng – bánh rế.
5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

Dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở TP.HCM đã trang trí cờ tổ quốc trong không gian và trên các món nước. Dưới đây là 5 địa chỉ có nhiều không gian trang trí cờ đỏ sao vàng, thu hút khách check-in, trải nghiệm và chụp ảnh.
Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Khi những cơn mưa dông đầu mùa đổ về là thời điểm đồng bào Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam đi "săn" mối cánh. Con mối nhìn có vẻ ghê sợ nhưng đối với người Cơ Tu đây là món đặc sản nổi tiếng, vừa ngon vừa lạ miệng.
Lượng khách đặt chỗ về Bình Thuận tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4

Lượng khách đặt chỗ về Bình Thuận tăng vọt dịp nghỉ lễ 30/4

Ngay từ đầu năm, du lịch Bình Thuận liên tiếp đón nhận những thông tin tích cực khi nhiều nhà đầu tư chiến lược đã lựa chọn Bình Thuận làm “điểm đến”. Đây là tín hiệu vui trong bối cảnh địa phương đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách.
Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh kích cầu du lịch hè, quản lý giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh kích cầu du lịch hè, quản lý giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4

Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, kích cầu, thu hút khách du lịch hè năm 2025; phối hợp với Bộ Xây dựng để có phương án quản lý giá vé máy bay phù hợp, thúc đẩy du lịch trong nước, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5.
Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Với lợi thế là vùng đất "đệ nhất danh trà" cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Thái Nguyên đang từng bước hình thành những sản phẩm du lịch mới mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Nổi bật là mô hình du lịch kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa trà và hành trình bằng đường sắt.
Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên (Hà Nội) có lợi thế kép, vừa là vùng đất giàu truyền thống với nhiều nghề thủ công, vừa sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn và không gian quê thanh bình, phù hợp để phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.
Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Chiều 12/4, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi – Sức hút từ di sản và bản sắc”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025.
Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Một trong những giải pháp kích cầu quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên là đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch để tạo sức hút đối với du khách. Sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch.
Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Nếu có dịp đến Ninh Thuận, bạn sẽ được người dân giới thiệu nhiều món ngon đặc trưng nơi đây, và trong số đó, không thể thiếu được món cơm gà Phan Rang nổi tiếng.
Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đặc biệt là ở đầm Trà Ổ với chất thịt chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng, nhờ môi trường ao đầm tự nhiên thuận lợi.
TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

Từ 21h đến 21h15' ngày 30/4, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, trong đó có hai điểm tầm cao tại Khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) và Đền Bến Dược (huyện Củ Chi).
Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Chuyển đổi xanh là con đường phải đi của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả. Đó là tinh thần chủ đạo của diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh – Nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra vào ngày 11/4 tại Hà Nội.
Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới là cơ hội để du khách Việt có thể lên kế hoạch cho những chuyến đi mình mong muốn. Đây là một trong những kì nghỉ dài nhất trong năm với tổng thời gian nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Do đó, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước đều tăng mạnh.
Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Bên cạnh làn sóng du khách nội địa đổ về TP.HCM để theo dõi lễ diễu hành vào ngày 30/4, thì lượng khách quốc tế đến thành phố này cũng tăng trưởng vượt bậc, dù tháng 4 vốn là thời điểm cuối mùa inbound (khách quốc tế đến Việt Nam).
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

UBND TP. Huế vừa ban hành kế kế hoạch tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu.
Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống là món ăn dân dã quen thuộc ở nhiều vùng, nhưng để chế biến thành món cá bống kho ngon và đặc biệt thì có thể kể đến món cá bống sông Trà.
Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Sáng 10/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.
Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Làng Nôm (Hưng Yên) là một trong những làng cổ Bắc Bộ đẹp nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn. Điểm nhấn của làng là những công trình cổ kính, lễ hội truyền thống và cảnh sắc làng quê thơ mộng. Du khách có thể tìm về ký ức Việt xưa, tận hưởng sự yên ả sau những ngày sống bận rộn nơi phố thị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động