Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để sản phẩm thổ cẩm truyền thống có chỗ đứng trên thị trường và gắn với phát triển du lịch làng nghề, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định.
Mê Linh phát triển làng nghề trồng hoa gắn với du lịch trải nghiệm Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Hướng đi mới cho các làng nghề gắn với phát triển du lịch

Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
Làng nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Ba Na buôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, Phú Yên.

Với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua, các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Phú Yên đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, tìm hướng đi mới cho các làng nghề gắn với phát triển du lịch.

Trong đó, nghề dệt thổ cẩm được xem là một nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của người đồng bào dân tộc Ba Na ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) nhưng có thời điểm, nghề bị mai một vì đầu ra không ổn định.

Theo ông Trương Thái Hòa - Chủ tịch UBND xã Xuân Lãnh, để bảo tồn nghề truyền thống, nhờ các chính sách hỗ trợ, chính quyền địa phương đã thành lập tổ hợp tác, tổ tự quản dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại; đồng thời tổ chức các lớp dạy nghề, kết nối với các tổ chức, cá nhân để giới thiệu các sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

“Từ một vài hộ còn duy trì sản xuất nhỏ lẻ, đến nay, làng nghề có hơn 40 hộ tham gia hoạt động sản xuất, tạo ra các sản phẩm mang nét đặc trưng riêng, phong phú với nhiều kiểu dáng, màu sắc và hiện có 3 sản phẩm thổ cẩm đã được công nhận OCOP 3 sao. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bà con nơi đây có chỗ đứng trên thị trường và gắn với phát triển du lịch làng nghề, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định”, ông Hòa cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Đông - Giám đốc hợp tác (HTX) Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Phong (huyện Tây Hòa), nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn Mỹ Thạnh Tây đã tồn tại trên 50 năm và được UBND tỉnh Phú Yên công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2007. Tuy nhiên, những năm gần đây khi thời tiết thay đổi, giá cả thị trường biến động, khiến nghề trồng dâu nuôi tằm không còn mang lại nguồn thu nhập cao, dẫn đến nhiều hộ buộc phải bỏ nghề, tìm tới các loại cây trồng khác...

“Đứng trước thực trạng đó, với quyết tâm vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, được UBND huyện hỗ trợ kinh phí, HTX đã trồng mới lại 1,8ha, nâng tổng diện tích cây dâu hiện có gần 5ha; xây dựng nhà nuôi tằm tập trung với diện tích 200m2 để phát triển sản phẩm rượu tằm Hòa Phong. Dự định, cuối năm nay, khi việc nuôi tằm theo phương pháp mới ổn định, HTX sẽ nhân rộng mô hình ra toàn xã. HTX sẽ tự chủ về việc cung cấp giống tằm con, cũng như liên kết, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con…”, ông Đông chia sẻ.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Phú Yên: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
Tỉnh Phú Yên sẽ tập trung hỗ trợ khôi phục và bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đã bị mai một, có nguy cơ thất truyền

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Phú Yên, toàn tỉnh Phú Yên hiện có 23 làng nghề, nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận và đang hoạt động ổn định. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Theo đó, năm 2025 tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu phấn đấu công nhận mới 2 làng nghề truyền thống và 3 nghề truyền thống; củng cố, phát triển một số mô hình quản lý làng nghề phù hợp với tình hình hoạt động mới, hoạt động hiệu quả; xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển làng nghề gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên sẽ tập trung hỗ trợ khôi phục và bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đã bị mai một, có nguy cơ thất truyền như: Nghề gốm truyền thống Trường Thịnh (phường Hòa Vinh, TX Đông Hòa); nghề bún bắp truyền thống (xã An Dân, huyện Tuy An); nghề bánh tráng truyền thống Long Bình (thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân); nghề làm rượu cần từ men lá rừng của người Ê Đê (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh)…

Bà Đặng Thị Thủy - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, với vai trò là cơ quan chủ trì, sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát tình hình phát triển làng nghề, nghề truyền thống xây dựng dự án, kế hoạch, mô hình về bảo tồn và phát triển làng nghề; đôn đốc hoàn thiện hồ sơ công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trình UBND xem xét công nhận hằng quý, bảo đảm kịp thời.

Bên cạnh đó, sở tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ các cơ sở làm nghề tại các làng nghề chủ động, tích cực liên kết hợp tác, tham gia thành lập HTX, tổ hợp tác để thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức có tư cách pháp nhân tại các làng nghề, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm tại làng nghề.

Theo ông Trần Quốc Huy - Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Đồng Xuân, hiện địa phương có 3 làng nghề truyền thống được công nhận (dệt thổ cẩm Xí Thoại, bánh tráng Long Bình, đan đát Thạnh Đức). Huyện đang tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề theo quy định tại Nghị định 52 của Chính phủ.

“Huyện Đồng Xuân đang triển khai nhiều kế hoạch để tiếp tục giúp sản phẩm các làng nghề có chỗ đứng trên thị trường và gắn với phát triển du lịch làng nghề; đồng thời hỗ trợ phát triển sản phẩm làng nghề gắn với phát triển sản phẩm OCOP, tạo thành chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định”, ông Huy nói.

Ông Nguyễn Văn Hoàng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết, để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, huyện đang kết nối các đơn vị lữ hành đưa khách du lịch về trải nghiệm hoạt động làng nghề. Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện để doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất, phát triển làng nghề thông qua các hoạt động như: hỗ trợ xây dựng hạ tầng, mặt bằng sản xuất, chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại…

Hà Nội: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề Hà Nội: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề
Hà Nội nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề Hà Nội nâng cao giá trị sản phẩm OCOP làng nghề
Mê Linh phát triển làng nghề trồng hoa gắn với du lịch trải nghiệm Mê Linh phát triển làng nghề trồng hoa gắn với du lịch trải nghiệm
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế
Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Thanh Hoá: Sẵn sàng cho mùa du lịch biển bình yên, an toàn và hấp dẫn

Năm 2025, du lịch biển Sầm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội để vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Khách du lịch đổ về khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, HOT nhất dịp 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay cũng đồng thời kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nên tour tới các địa chỉ lịch sử đặc biệt thu hút khách du lịch. Một trong số đó, tour trải nghiệm địa đạo Củ Chi được nhiều khách du lịch đặc biệt quan tâm.
Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Bánh rế Phan Thiết - món quà ý nghĩa từ xứ biển

Ngoài các loại hải sản tươi sống hấp dẫn, Phan Thiết còn được biết đến với một món bánh truyền thống mang hình dáng độc đáo và cái tên ấn tượng – bánh rế.
5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

5 quán cà phê trang trí cờ đỏ sao vàng tại TP.HCM dịp lễ 30/4

Dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở TP.HCM đã trang trí cờ tổ quốc trong không gian và trên các món nước. Dưới đây là 5 địa chỉ có nhiều không gian trang trí cờ đỏ sao vàng, thu hút khách check-in, trải nghiệm và chụp ảnh.
Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Độc đáo các món ăn từ mối của người Cơ Tu

Khi những cơn mưa dông đầu mùa đổ về là thời điểm đồng bào Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam đi "săn" mối cánh. Con mối nhìn có vẻ ghê sợ nhưng đối với người Cơ Tu đây là món đặc sản nổi tiếng, vừa ngon vừa lạ miệng.
Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Trải nghiệm "Hành trình du lịch tàu hỏa về với xứ Trà"

Với lợi thế là vùng đất "đệ nhất danh trà" cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Thái Nguyên đang từng bước hình thành những sản phẩm du lịch mới mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Nổi bật là mô hình du lịch kết hợp giữa trải nghiệm văn hóa trà và hành trình bằng đường sắt.
Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên: Kết nối du lịch làng nghề với nông nghiệp trải nghiệm

Phú Xuyên (Hà Nội) có lợi thế kép, vừa là vùng đất giàu truyền thống với nhiều nghề thủ công, vừa sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn và không gian quê thanh bình, phù hợp để phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp, sinh thái kết hợp du lịch làng nghề.
Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Trưng bày chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi - Sức hút từ Di sản và Bản sắc”

Chiều 12/4, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Khai mạc Triển lãm chuyên đề “Du lịch Quảng Ngãi – Sức hút từ di sản và bản sắc”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2025.
Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Kích cầu du lịch Thái Nguyên: Đa dạng sản phẩm, tăng cường trải nghiệm

Một trong những giải pháp kích cầu quan trọng của Tỉnh Thái Nguyên là đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch để tạo sức hút đối với du khách. Sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch.
Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Cơm gà Phan Rang - biểu tượng ẩm thực vùng đất nắng gió Ninh Thuận

Nếu có dịp đến Ninh Thuận, bạn sẽ được người dân giới thiệu nhiều món ngon đặc trưng nơi đây, và trong số đó, không thể thiếu được món cơm gà Phan Rang nổi tiếng.
Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản của tỉnh nào?

Gỏi cá chình là đặc sản nổi tiếng của Bình Định, đặc biệt là ở đầm Trà Ổ với chất thịt chắc, ngọt và giàu dinh dưỡng, nhờ môi trường ao đầm tự nhiên thuận lợi.
TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

TP. HCM dự kiến bắn pháo hoa 30 điểm đêm 30/4

Từ 21h đến 21h15' ngày 30/4, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 30 điểm, trong đó có hai điểm tầm cao tại Khu vực đường hầm sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức) và Đền Bến Dược (huyện Củ Chi).
Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Phát triển du lịch xanh: Con đường khó nhưng tất yếu bắt buộc phải đi

Chuyển đổi xanh là con đường phải đi của các doanh nghiệp du lịch để hướng đến phát triển bền vững, hiệu quả. Đó là tinh thần chủ đạo của diễn đàn “Phát triển điểm đến xanh – Nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra vào ngày 11/4 tại Hà Nội.
Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Đà Nẵng và Đà Lạt dẫn đầu xu hướng tìm kiếm dịp 30/4

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới là cơ hội để du khách Việt có thể lên kế hoạch cho những chuyến đi mình mong muốn. Đây là một trong những kì nghỉ dài nhất trong năm với tổng thời gian nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Do đó, nhu cầu du lịch trong và ngoài nước đều tăng mạnh.
Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Làn sóng khách quốc tế đến TP.HCM đón lễ 30/4

Bên cạnh làn sóng du khách nội địa đổ về TP.HCM để theo dõi lễ diễu hành vào ngày 30/4, thì lượng khách quốc tế đến thành phố này cũng tăng trưởng vượt bậc, dù tháng 4 vốn là thời điểm cuối mùa inbound (khách quốc tế đến Việt Nam).
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

UBND TP. Huế vừa ban hành kế kế hoạch tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu.
Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống sông Trà - món quà quý giá từ thiên nhiên

Cá bống là món ăn dân dã quen thuộc ở nhiều vùng, nhưng để chế biến thành món cá bống kho ngon và đặc biệt thì có thể kể đến món cá bống sông Trà.
Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025

Sáng 10/4, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị triển khai công tác lễ tân - hậu cần phục vụ Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và TP Sầm Sơn.
Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình phát triển du lịch với định hướng xanh, văn hóa và bền vững

Ninh Bình xác định phát triển du lịch theo hướng xanh, văn hóa và bền vững, lấy giá trị di sản làm trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển du lịch dựa trên nền tảng giá trị văn hóa, con người và thiên thiên của địa phương.
Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Trong cái nắng đầu hạ, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc giữa chốn Kinh Thành Huế mang nét thanh cao, nhẹ nhàng không rực rỡ, nhưng hoa ngô đồng đủ sắc đẹp để quyến rũ tâm hồn các du khách đến với Kinh thành Huế.
Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Đến làng Nôm tìm về ký ức Việt xưa

Làng Nôm (Hưng Yên) là một trong những làng cổ Bắc Bộ đẹp nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn. Điểm nhấn của làng là những công trình cổ kính, lễ hội truyền thống và cảnh sắc làng quê thơ mộng. Du khách có thể tìm về ký ức Việt xưa, tận hưởng sự yên ả sau những ngày sống bận rộn nơi phố thị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động