Những kỳ tích đầy thú vị của Việt Nam sau Đổi mới

Câu chuyện về thành công trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, kết nối đô thị với các vùng quê hẻo lánh của Việt Nam là niềm tự hào không những của toàn dân, của Chính phủ mà còn của các tổ chức tài trợ đa phương, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, các quỹ song phương của nhiều quốc gia…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa Việt Nam thực sự là điểm đến của đổi mới sáng tạo Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Những công trình lớn phục vụ đời sống ngày càng nhiều trên đất nước ta sau 35 năm đổi mới, phát triển, hội nhập.
Những công trình lớn phục vụ đời sống ngày càng nhiều trên đất nước ta sau 35 năm đổi mới, phát triển, hội nhập.

GS. Hà Tôn Vinh là một trong những trí thức Việt kiều tại Mỹ đầu tiên quyết định trở về Việt Nam để góp phần xây dựng quê hương ngay sau khi hai nước bình thuờng hóa quan hệ ngoại giao. Đầu xuân Tân Sửu 2021, nhìn lại 25 năm trở về quê hương của mình, ông có những phân tích và kiến giải những kỳ tích đầy thú vị cho sự thành công của Việt Nam.

Đang sống và làm việc tại thủ đô Washington, D.C. vào thời điểm Việt Nam-Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ (tháng 7/1995). GS. Hà Tôn Vinh quyết định thực hiện ngay một chuyến du lịch về thăm quê hương nhân dịp sinh nhật của ông vào tháng 11 năm đó. Chuyến đi vài ngày này đã “đưa tôi vào một ngã rẽ cuộc đời, một ngã rẽ đầy ngạc nhiên thú vị cũng như đầy thử thách”, ông tâm sự.

Ông kể rằng, đáp xuống sân bay Nội Bài trong lần đầu tiên trở về quê hương, ông hồi hộp nhìn qua cửa sổ máy bay để cố tìm nhà ga, trong đầu nghĩ đến một nhà ga mang tầm cỡ quốc tế, với nhiều đường cong uốn lượn, với nhiều nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam.“Khi máy bay dừng lại và cửa mở ra, trước mắt tôi là nhà ga quốc tế Nội Bài, một cảm giác khó tả chợt đến và hai dòng nước mắt ào ạt chảy ra. Tôi không thể tưởng tượng có một nhà ga quốc tế nhỏ bé ngay Thủ đô của một đất nước hào hùng và xinh đẹp như Việt Nam”, ông hồi tưởng lại.

Và ngay lập tức, trong ông vụt đến ý nghĩ phải làm gì đó để xứng đáng và không hổ thẹn là một nguời con đất Việt. Trong 3 ngày tham quan Thủ đô, qua các di tích văn hóa lịch sử, nghe những bài hát về Hà Nội, ông quyết định phải trở về để đóng góp cho việc xây dựng lại đất nước. Mùa hè năm 1997, ông trở về Việt Nam với vai trò tư vấn tài chính dự án của một công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Nhìn lại 25 năm trở về quê hương, GS. Hà Tôn Vinh chia sẻ ông hãnh diện và tự hào về những việc mình đã làm được và những cống hiến tuy nhỏ bé nhưng thiết thực và có ý nghĩa. Ông được mời tham gia giảng dạy Cao học Quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội; dạy các khóa chuyên đề về kinh tế, tài chính cho lãnh đạo của các tập đoàn và tổng công ty Việt Nam; làm diễn giả trong rất nhiều hội thảo, hội nghị về các vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa.

“Việt Nam hôm nay là một kỳ tích, một ngạc nhiên đầy thú vị và tôi là người đã được may mắn đi vào con đường có tên Việt Nam như tôi đã từng hy vọng 25 năm trước khi bước chân đến Hà Nội lần đầu”, GS. Hà Tôn Vinh tâm sự.

Câu chuyện về thành công trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, kết nối đô thị với các vùng quê hẻo lánh của Việt Nam là niềm tự hào không những của toàn dân, của Chính phủ mà còn của các tổ chức tài trợ đa phương, như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, các quỹ song phương của nhiều quốc gia…

Kinh tế Việt Nam trong 10 năm vừa qua, trước đại dịch COVID-19, đã có những buớc tiến rõ rệt và vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế đều đặn và cao hơn nhiều nước trong vùng.

Những kỳ tích đầy thú vị của Việt Nam sau Đổi mới

Tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 5 năm gần đây (2016-2020), kể cả trong thời gian đại dịch cho thấy kinh tế Việt Nam rất ổn định.

Cuối năm 2020 vừa qua, mặc dù bị đại dịch COVID-19 làm xáo trộn, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mốc phát triển GDP 2,91%. Cao hơn tất cả các nước Đông Nam Á và nhiều nước khác.

Những kỳ tích đầy thú vị của Việt Nam sau Đổi mới

Sự thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và phát triển kinh tế là một điểm sáng trong khi đại dịch đang còn hoành hành trên khắp thế giới. Việt Nam được nhắc đến như một bài học để noi gương, một thành công có sự đóng góp của Chính phủ, toàn dân và các tổ chức y tế, xã hội, v.v...

Quyết tâm của Chính phủ và nền tảng phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua đã gây ấn tượng mạnh mẽ với các tổ chức quốc tế. Hầu hết các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế đều khẳng định kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm 2021 và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Những kỳ tích đầy thú vị của Việt Nam sau Đổi mới

Trung tâm Thông tin và Dự báo quốc gia còn cho biết giai đoạn 5 năm sắp tới (2021-2025), GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7%/năm.

Những kỳ tích đầy thú vị của Việt Nam sau Đổi mới

Lý giải về sự thành công của Việt Nam trong những năm vừa qua và nhất là trong “năm đại dịch 2020”, GS. Hà Tôn Vinh chỉ ra 4 lý do:

Thứ nhất, Việt Nam có một Chính phủ ổn định, nhất quán trong các đường lối và chính sách phát triển kinh tế. Chính phủ hành động quyết liệt và đã mang đến kết quả rõ rệt, được thế giới ghi nhận.

Thứ hai, sự đồng lòng của người dân và các tổ chức trong nước mỗi khi có vấn đề cần chung tay giải quyết. Đại dịch COVID-19 là một ví dụ điển hình. Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại kinh tế để bảo vệ tính mạng của toàn dân. Tinh thần đoàn kết, hợp tác, tuân thủ và thực hiện của người dân với Chính phủ được thể hiện rõ rệt qua các khẩu hiệu như “Chống dịch như chống giặc; Ở nhà là yêu nước” và việc truy vết quyết liệt các trường hợp lây nhiễm và cách ly dài ngày…

Thứ ba, Việt Nam là một nền kinh tế sản xuất chủ yếu cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, số lượng ngoại tệ mạnh thu về khá lớn giúp giảm trừ được tác động tiềm ẩn của lạm phát và việc đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách bình ổn giá giúp người dân không hoảng loạn và gom hàng. Điều này rất quan trọng trong thời gian có biến động, đại dịch, v.v… Ngoài ra Chính phủ cũng xúc tiến, thúc đẩy nhiều hoạt động kiều hối đưa về cho Việt Nam nguồn tài chính cần thiết. Năm 2000, lượng kiều hối vào khoảng 1,75 tỷ USSD, năm 2020 đã lên hơn 15 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong top 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Thứ tư, thành công lớn nhất của Việt Nam là sự chuyển đổi ấn tượng từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới đã vươn lên để trở thành một nền kinh tế phát triển ổn định, năng động nhất Đông Nam Á và trên thế giới.

Nhìn vào con đường phía trước, Việt Nam còn nhiều thách thức, chông gai. Tuy nhiên với kinh nghiệm trong quá khứ, với đà phát triển hiện tại, chúng ta có thể yên tâm Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, một chặng đường phát triển bền vững và ngọan mục hơn 35 năm qua.

“Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua cho tôi niềm tin và hy vọng vào một quyết tâm duy trì ổn định chính trị xã hội và đổi mới kinh tế, nhất là đường lối quản trị, điều hành đất nước. Năm 2030 là năm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, tôi tin rằng lãnh đạo Đảng sẽ làm mọi cố gắng để đưa đất nước tiến gần đến mốc của một nước phát triển có thu nhập trung bình cao. Và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển”, GS. Hà Tôn Vinh bày tỏ tin tưởng.

Để đạt được 2 mốc quan trọng này, theo GS. Hà Tôn Vinh, Việt Nam cần có quyết tâm và thực hiện ngay một số thay đổi chiến lược.

Thứ nhất, cần có chính sách đầu tư quốc gia, phát triển công nghệ, khoa học để làm một cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số giống như đã từng chuyển đổi nền kinh tế tập trung năm 1986 sang nền kinh tế thị trường hiện tại. Cuộc cách mạng chuyển đổi số sẽ giống như cuộc cách mạng internet và máy tính trong những thâp niên 80 và 90 thế kỷ trước, ai cũng bị ảnh hưởng, không ai được phép ngồi ngoài tầm ảnh hưởng của công nghệ máy tính và thế giới kết nối internet.

Thứ hai, đột phá trong việc tìm, đào tạo, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực có chuyên môn cao, phù hợp với việc phát triển nền kinh tế số. Trong “thế giới phẳng” của ngày hôm nay, công nghệ và những gì chúng ta học được của ngày hôm qua sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh, là bệ phóng. Nhân tài được đào tạo mới sẽ tiến nhanh và xa hơn những người của thế hệ hôm qua. Sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế số sẽ quyết định sự thành bại của các tổ chức. Năng suất lao động kinh tế số sẽ là chỉ số mới trong việc đánh giá sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc thay đổi và điều chỉnh cơ chế điều hành để tiến tới một nền kinh tế thị trường đích thực, hợp tác và hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng rộng rãi và bền vững. Ưu tiên phát triển thế mạnh của vùng miền như kinh tế biển, kinh tế khai khoáng, kinh tế du lịch, tạo nên thế liên minh kinh tế giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương hay các dự án hợp tác công tư.

Con đường phía trước còn dài và nhiều thử thách, chông gai. Khó khăn rồi cũng sẽ qua đi. Sự quyết tâm, bản lĩnh của các nhà lãnh đạo đất nước và cộng đồng doanh nghiệp sẽ là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam đạt được các mục tiêu của hai mốc quan trọng, năm 2030 và 2045.

Hà Nội, mùa Xuân năm Tân Sửu 2021

Giáo sư Hà Tôn Vinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Thế giới hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, cơ hội lớn cho Việt Nam

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo năm 2024, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo, đây sẽ là cơ hội cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Tạo đột phá phát triển ngành mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Khó khăn bủa vây, xuất khẩu cá ngừ năm 2024 khó cán mốc “tỷ đô”

Trong khi nhiều dự báo cho thấy thị trường cá ngừ toàn cầu sẽ phục hồi, ngành cá ngừ Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức có thể kìm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Ngành du lịch đóng góp tích cực vào doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Gần 9,27 tỷ USD vốn FDI “rót” vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024

Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 tăng 6% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Xuất siêu 4 tháng ước đạt 8,4 tỷ USD

Mặc dù xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I, nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD.
Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu kéo CPI tháng 4 tăng 0,07%

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.
Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh tiêu thụ ổn định cá tra Việt Nam

Anh là một trong những thị trường quan trọng của ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam với mức tiêu thụ gần như ổn định.
Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản

Nối tiếp đà xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I, đến hết tháng 4 rau quả Việt Nam tiếp tục có những kết quả khởi sắc góp phần tô điểm cho “bức tranh” xuất khẩu nông sản.
2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

2 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ đô"

Trong quý I/2024 có 2 nhóm hàng nhập khẩu đạt trên 10 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời

Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi

Bổ sung bột nhuyễn thể vào chế độ ăn của cá rô phi cho thấy những tác động tích cực đến hiệu suất sinh sản và tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lần đầu tiên lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh song chưa bền vững

Khoảng cách số, nguồn nhân lực số và môi trường được cho là ba yếu tố chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Doanh nghiệp ngành tôm nỗ lực “vượt sóng”

Quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang gần 90 thị trường.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong quý I/2024 đạt gần 65 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Sẽ thành lập trung tâm nguyên phụ liệu da giày, giảm lệ thuộc nguồn nhập khẩu

Phần lớn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu da giày được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, trước khó khăn đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhất trí với kiến nghị thành lập trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.
Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Nhận diện những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới

Tình trạng xâm nhập mặn, những bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị, căng thẳng Biển Đỏ được cho là những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 25/4/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Trung Quốc bao mua sản phẩm sắn của nước ta với tỷ lệ áp đảo 94,2% về lượng và 92% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của nước ta trong quý I vừa qua.
Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Thừa hưởng chất sống tinh khiết từ đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc, Meyland cho ra mắt dòng căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Tháp B - Meypearl Harmony, nơi thiên nhiên là nhà, từ đó định nghĩa những giá trị sống hạnh phúc, vững bền.
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề nghị, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động