Loại quả mọc bờ mọc bụi, ở Việt Nam ít người ăn, sang nước ngoài bán 700.000 đồng/kg Loại quả mọc dại có nhiều công dụng với sức khoẻ Loại quả xưa rụng đầy không ai nhặt nay thành đặc sản nổi tiếng |
Cà na hay còn có tên gọi gọi khác là quả trám (miền Bắc), gián quả, thanh quả... là một loại cây thuộc chi Trám, họ Côm. Trám có 2 loại: trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl). Quả cà na chính là loại trám trắng.
Trái cà na có hình bầu dục nhọn, kích thước dài khoảng 3cm, quả khi non có màu xanh đậm, vị chát còn khi chín quả sẽ chuyển thành màu xanh nhạt và có vị chua. Mùa thu hoạch quả cà na rơi vào khoảng tháng 7 hằng năm.
Trước đây, cà na được xem như một loài cây dại bởi chúng mọc hoang tại các vùng đất phèn mặn ở miền Tây. Tuy nhiên, ngày nay một số nơi đã thu hoạch trái cà na để chế biến thành các món ăn vặt, đôi khi còn sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc y học dân gian.
Cách chế biến đơn giản là vậy nhưng trái cà na dần trở thành đặc sản của người dân miền Tây, nhất là những người con xa xứ.
Nắm bắt nhu cầu này, nhiều người tận dụng đất xung quanh nhà để trồng cà na Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Bà Nguyễn Thị Kim (ấp Bàu Nâu, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) chia sẻ: “Thấy cây cà na thích hợp trồng ở vùng ngập nước xã Vĩnh Trị nên tôi tận dụng bờ kênh để trồng gần 100 cây cà na Thái.
Cây cà na rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc, chi phí phân bón. Trồng được 18 tháng, cà na bắt đầu thu hoạch, bán với giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Nhờ trồng cây cà na bán trái, gia đình có thu nhập trên 200.000 đồng/ngày, thậm chí, có khi gần cả triệu đồng/ngày khi thương lái mua số lượng lớn”.
Công dụng của cà na
Trong trái cà na có chứa khoảng 12% protein, lipid 1.09%, carbohydrate 12%, Canxi 0.024%,… Ngoài ra cà na còn chứa hàm lượng sắt, phospho, vitamin C,... cần thiết cho hoạt động của tế bào. Trong hạt cà na có chứa các acid béo như: Hexanoic, caproic, octanic, decanoic, plamatic, linoleic,…
Đặc biệt trong cà na có chứa các hợp chất có tác dụng bảo vệ gan như: Triterpene, brevifolin, hyperin acid ellargic,… Trong nhựa cà na có chứa 45% sabinen, 16.7% tecpinen, 9% pinen,…
Như vậy nhờ các thành phần hoạt chất trong cà na mà công dụng của cà na như sau:
Tác dụng bảo vệ sức khỏe gan: Các thí nghiệm trên chuột cho thấy cà na có tác dụng bảo vệ gan. Bởi vì trong thành phần có chứa Triterpenoid.
Giúp ăn ngon miệng: Cà na có thể tăng tiết nước bọt, làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa giúp ăn ngon hơn, dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Hỗ trợ cân bằng cholesterol trong cơ thể: Do có chứa các acid béo nên trái cà na tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu. Ngoài ra các acid béo này cũng hỗ trợ giảm cân do có tác dụng làm no lâu.
Hỗ trợ giảm táo bón: Do có hàm lượng chất xơ cao nên ăn cà na có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng táo bón, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa bệnh trĩ.
Một số bài thuốc từ trái cà na
Theo y học cổ truyền, cà na có vị chua ngọt, tính ôn, quy kinh phế và vị. Một số bài thuốc dân gian từ trái cà na mà bạn có thể tham khảo dưới đây. Lưu ý là nên bỏ cuống, rửa sạch cà na trước khi sử dụng.
Trị ho, cảm lạnh
Chuẩn bị 6g cà na (khoảng 4 trái) đem hấp với đường phèn. Sau đó lấy nước cốt từ cà na uống để trị ho, cảm lạnh.
Trị đau họng, khàn tiếng
Lấy khoảng 4 trái cà na đem đập giập. Sau đó cho vào nồi nước cùng với khoảng 10g huyền sâm thái lát. Nấu chín hỗn hợp này rồi lấy nước uống. Đây là bài thuốc có tác dụng tiêu thũng, tư âm, giáng hỏa. Huyền sâm cũng có tác dụng hỗ trợ nâng cao thể trạng giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Trị kiết lỵ
Chuẩn bị 1 lượng cà na và ô mai bằng nhau. Đốt thành tro. Bảo quản tro thu được trong hũ kín. Mỗi ngày dùng khoảng 9g tro này pha với nước cơm để uống.
Tuy nhiên trường hợp tiêu chảy nhiều, mất nước cần tích cực bổ sung điện giải. Lưu ý khi pha các gói oresol phải đúng theo thông tin hãng hướng dẫn và dùng hết trong ngày. Trường hợp đã dùng các biện pháp khắc phục nhưng triệu chứng nặng hơn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Thanh nhiệt, giải độc
Chuẩn bị khoảng 20g cà na tươi, 4 chùm rễ lau tươi. Nấu với khoảng 0.5 lít nước. Có thể cho thêm đường phèn cho dễ uống.
Trong bài thuốc này, rễ lau có tác dụng thanh can nhiệt, vị nhiệt. Để có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể tốt nhất bạn nên uống lúc còn ấm nóng.
Trị mất ngủ, ho khan
Cà na tươi cần khoảng 30 trái, bỏ hạt, đập giập. Nấu cà na cùng với gừng, đường phèn hoặc mật ong để dễ uống hơn nhé.
Thuốc dùng ngoài da
Cà na đem đốt thành tro rồi trộn với dầu vừng. Bảo quản hỗn hợp này trong hũ kín. Khi bạn có thể bôi hỗn hợp này lên da để làm lành các vết nứt nẻ tay chân, nứt môi, nứt đầu vú gây sưng đau.
Cách làm cà na đập
Bước 1: Sơ chế cà na
Cà na đem đi ngâm nước muối loãng từ 3 - 5 phút, sau đó dùng chày đập dập rồi rửa lại với nước nhiều lần cho bớt chát.
Bước 2: Ngâm cà na với nước muối loãng
Ngâm cà na với nước có pha 1 muỗng muối hột trong 1 tiếng. Sau đó vớt ra, rửa lại với nước khoảng 3 lần.
Bước 3: Trộn cà na với muối đường
Trộn cà na với 150 gram đường cát nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối bọt và để khoảng 8 - 10 tiếng. Sau khi cà na tan hết đường, cho thêm một muỗng cà phê muối ớt và trộn đều trong khoảng 15 phút.