Quế có tên khoa học là Cinnamomum thuộc họ Long Não (Lauraceae), thuộc loại cây thân gỗ lâu năm. Thân cây to, phân nhiều nhánh, có vỏ sần sù, thường cao từ 10-20m. Lá quế mọc so le, phiến lá dày và cứng. Hoa quế có màu trắng, nhỏ, mọc chụm thành từng cụm dọc theo đầu cành quế. Quả quế có dạng hạch, có góc cạnh.
Cây được trồng phổ biến khắp các tỉnh ở nước ta, có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,… Sả được trồng nhiều để sản xuất thành các sản phẩm thực vật, vật liệu hương hoặc. Quế được mệnh danh là một trong tứ quý thảo mộc trong làng dược liệu chữa bệnh Đông y (sâm, nhung, quế, phụ)
Ảnh minh họa.
Tùy vào từng bộ phận và công dụng mà người ta cũng có thể gọi quế theo những cái tên khác nhau. Như vào mùa hè thì quế cành bắt đầu được thu hái sau đó đem phơi khô. Cành quế đầu nhỏ vừa được người dân gọi là quế chi. Còn nếu đầu vót nhỏ thì được gọi là quế tiêm. Vỏ quế gọi là quế thông.
Vỏ quế chứa tinh dầu với hàm lượng 1-4% tamin, chất nhựa, gôm, đường, protein, dầu béo và canxi oxalate. Ngoài ra còn có p-sitosterol, acid vanilic, cholin, acid cinnamcic, coumarin, dẫn chất của iflavonol, procyanidin,… Tinh dầu quế chứa aldehyd cinnamic. Lá quế cũng có chứa tinh dầu với hàm lượng 0,8-1%
Một số tác dụng tuyệt vời của cây quế
Chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy dược tính chiết xuất trong quế có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Cũng như sự hình thành các mạch máu trong khối ung thư. Thậm chí cũng có khả năng tiêu diệt những tế bào ung thư mới hình thành.
Thêm vào đó, chất xơ và canxi trong quế cũng giúp loại bỏ mật thừa. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.
Chống nhiễm khuẩn và nấm cũng như các bệnh truyền nhiễm
Quế có tác dụng chống viêm nhiễm, virut hay nấm khuẩn và cũng là chất khử trùng. Nên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, uốn ván. Được dùng điều chế thuốc chống viêm nhiễm ngoài da hoặc nội thể.
Điều trị viêm thận mạn tính, phù thũng do khí hư, chân tay lạnh
Dùng 4g nhục quế, 15g can địa hoàng, 12g trạch tả, 12g đơn bì, 12g phục linh, 12g sơn dược, 6g sơn thù, 10g phụ tử, 12 ngưu tất, 15g xa tiền tử, tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g với nước đun sôi để nguội, ngày uống 2-3 lần.
Giảm đau do viêm, thấp khớp
Những người bị đau do viêm, thấp khớp gây nên nếu sử dụng bột quế uống cùng mật ong mỗi sáng. Sẽ giảm đau nhanh chóng vì quế chứa nhiều chất chống viêm.
Trị hư hãn hầu họng đau
Lấy mỗi vị 2g gồm nhục quế, cam thảo, gừng khô, tán nhỏ hòa với nước ấm rồi ngậm và nuốt từ từ xuống.
Kích thích tiêu hóa
Dùng 4g bột vỏ cành quế ngâm rượu uống cùng trong bữa ăn hoặc thêm quế chế biến trong các món ăn hàng ngày
Hỗ trợ chống lại virus HIV
Quế và những sản phẩm chiết xuất từ quế có khả năng chống ung thư HIV-1. Chủng virus HIV phổ biến nhất ở người.
Giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu
Mỗi ngày chỉ cần dùng nửa thìa bột quế trong bữa ăn. Nó vừa điều chỉnh insulin và glucose trong máu vừa giảm lượng cholesterol xấu.
Chữa tiêu chảy
Bài thuốc 1: Lấy 4g vỏ thân quế, 4g hạt cau già, 2 lát gừng nướng, 10g gạo rang vàng, tán nhỏ, trộn đều rồi đun sôi với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 2: Dùng 10g quế, 10g hồi, 20g đại hoàng, 20g long não, 25g gừng tươi, đem tất cả tán nhỏ, ngâm rượu 70 độ để được 1 lít trong 7 ngày. Mỗi lần uống 5ml, ngày 2 lần.
Trị cảm sốt, ra nhiều mồ hôi
Lấy 8g quế chi, 6g cam thảo, 6g sinh khương, 6g thược dược, 4 quả táo tàu, sắc lấy nước chia uống 3 lần trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây quế:
Khi sử dụng quá liều hoặc không đúng cách. Rất có thể gặp phải những tác dụng phụ như đỏ mặt, tim đập nhanh, khó thở, chán ăn, gây kích thích, mẫn cảm…
Theo Bộ y tế Hoa Kỳ, chúng ta chỉ nên sử dụng 6gr quế hoặc ít hơn hàng ngày trong 6 tuần. Nhưng vì cơ địa của mỗi người khác nhau nên để đảm bảo an toàn nhất. Chúng ta vẫn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ về liều dùng phù hợp nhất với bản thân.
Minh Anh (Theo HHTH)