Thanh Hóa: Độc đáo mô hình nuôi ong ở rừng ngập mặn Điện Biên: Tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong nội Kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục giảm thuế CBPG với mật ong Việt Nam |
Ông Trịnh Phước Trung biểu diễn biệt tài có một không hai "bỏ ong vô miệng" |
Ông Trịnh Phước Trung (60 tuổi, ngụ ở ấp Bình An, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết, hiện nay ông đang nuôi ong mật gia công cho khoảng 25 hộ dân ở các tỉnh, thành ĐBSCL. Theo đó, mỗi hộ dân có từ 15-20 thùng nuôi (nhà của đàn ong).
Công việc cụ thể của ông Trịnh Phước Trung là hàng tháng đi kiểm tra các thùng nuôi ong để thu hoạch mật và chia đàn.
"Cứ mỗi tháng tôi lại đi kiểm tra các thùng ong mật của các hộ dân, nếu có mật nhiều thì thu hoạch, nếu số lượng ong nhiều thì chia đàn, tức tách ong từ 1 thùng thành 2 thùng khác nhau" - ông Trịnh Phước Trung nói.
Theo ông Trịnh Phước Trung, công việc nuôi ong mật này đã được ông thực hiện xuyên suốt 30 năm qua và coi nó như một nghề chính mà mình rất đam mê.
Cách nay hơn 30 năm trước, ông đã đam mê đi bắt ong mật. Do đó, hằng ngày, thường tìm đến các cây cột điện (loại ong mật này thường làm tổ ở dưới chân cột điện) để tìm bắt sau đó đem cả tổ về nuôi trong thùng đã chuẩn sẵn. Qua nhiều lần thất bại, ông Trịnh Phước Trung cũng tìm được cách cho ong mật "chịu sống" trong thùng và phát triển đàn.
Nhiều năm sau đó, nhiều hộ dân ở địa phương còn chỉ chỗ ong mật đóng tổ cho ông Trịnh Phước Trung đến lấy như trong các gốc cây, thậm chí là trong góc tủ nhà dân. Do nhiều người biết ông có nghề bắt ong mật nuôi nên đã thuê ông nuôi gia công cho đến nay.
Ông thường xuyên đến vườn chăm sóc đàn ong nên chúng "quen hơi" mình rồi |
"Đa số người thuê tôi nuôi ong mật gia công đều giàu có" - ông Trịnh Phước Trung cho hay.
Ông Trịnh Phước Trung cho hay, đây là loại ong mật sống tự nhiên nên chỉ cần làm nhà (thùng gỗ) cho ong ở mà không cần cung cấp thức ăn. Theo đó, đàn ong tự bay ra tự nhiên hút mật hoa đem về tổ. Đây là cách nuôi hiệu quả, mật ong nguyên chất nên rất dễ tiêu thụ (giá bán tại nơi nuôi từ 800.000 - 900.000 đồng/lít).
Đàn ong mật nuôi gia công cho các hộ dân "quen hơi" nên khi ông đến kiểm tra thùng nuôi, thu hoạch mật hoặc tách đàn đều không cần dùng đến dụng cụ bảo hộ như dùng lưới đội lên đầu, găng tay....
Được biết, khi thu hoạch, mỗi thùng ong mật của ông Trịnh Phước Trung nuôi gia công có thể đạt từ 1 xị đến 1 lít mật ong tùy vào từng thời điểm khác nhau. Theo đó, tùy vào số lượng mật thu hoạch được, các hộ dân thuê ông Trịnh Phước Trung sẽ trả tiền công tương ứng, thường từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/thùng.
Ông Trung hành nghề nuôi ong lấy mật gia công từ năm ngoài 20 tuổi |
Nhờ công việc này đem lại cho ông thu nhập từ 150 triệu đồng/năm, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Còn về biệt tài bỏ ong vô miệng do ông Trung làm lâu năm nên đàn ong "quen hơi" không chích.
Rảo bước vài vòng kiểm tra hơn chục thùng chứa ong, ông Trung dừng lại một thùng ong cạnh bụi tre. Ngoài thùng, một bầy ong hàng trăm con đang đậu lúc nhúc. Bất ngờ ông Trung nói lớn: "Mấy cô, chú coi kỹ tôi đếm tới ba sẽ lấy ổ ong này bỏ vô miệng".
Vừa dứt lời, ông Trung đưa tay hốt liên tục 3 nắm ong cho vào miệng. Đàn ong bị "động ổ" bay tứ tung, vọt ra khỏi miệng ông Trung. Đợi ong bay đi hết, ông Trung mới nói: "Thấy chưa, bỏ ong vô miệng như thế nhưng không có con nào chích tôi cả".
Trong lúc "thử nghiệm" bỏ ong vô miệng, ông Trung không mặc đồ bảo hộ, đeo bao tay, lưới đội đầu gì. Bật mí bí quyết, "dị nhân" Trịnh Phước Trung cho biết, do ông thường xuyên đến vườn chăm sóc đàn ong nên chúng "quen hơi" mình rồi.
"Lúc bỏ ong vô miệng cũng thật nhẹ nhàng, chậm rãi, đàn ong không thấy nguy hiểm chúng sẽ không chích mình", ông Trung vừa đậy nắp thùng ong vừa giải thích.
Thoạt nhìn thì dễ nhưng đến cả người nuôi ong trên 10 năm như ông Hoàng Anh cũng không dám thực hiện thử thách như ông Trung. Ông Hoàng Anh cho hay, mỗi ngày ông ra vườn thăm đàn chỉ để ý thấy khi trời sáng chúng nó bay đi kiếm ăn, đến chiều bay về tổ.
Nuôi ong VietGAHP, xuất khẩu dễ dàng |
Hậu Giang: Độc đáo mô hình nuôi ong phụ phấn cho dưa |
Cẩn trọng với hai loại thuốc trừ sâu làm giảm tuổi thọ của ong |