Thanh Hóa: Độc đáo mô hình nuôi ong ở rừng ngập mặn

TH&SP Không những mang lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, mô hình nuôi ong mật tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường hệ sinh thái. Hàng triệu cây bần, cây đước, rồi sú vẹt hàng chục năm tuổi đã trở thành môi trường phát triển lý tưởng của các loài thủy sinh và nhất là bầy ong mật đã và đang mang lại thu nhập lớn cho các hộ gia đình.

Giữa hạ, về với cánh rừng ngập mặn xanh mướt trải dài hơn 3 km ở cửa sông xã Nga Tân, huyện Nga Sơn mới thấy được ý nghĩa quan trọng của “lá chắn xanh” trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Thời điểm này, hàng triệu cây bần, sú vẹt… đang đua nhau nở hoa và tỏa hương khắp cả một vùng. Đây được xem là cơ hội duy nhất trong năm để người dân mang bầy ong mật ra “an cư” trong môi trường phát triển lý tưởng này.

Mô hình nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn của ông Trần Quang Vũ, xã Nga Tân mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Mô hình nuôi ong lấy mật tại rừng ngập mặn, xã Nga Thủy (Nga Sơn)


Chuyện nuôi ong quy mô lớn để làm giàu tại miền núi, vùng đồi thì nhiều, song mang hàng nghìn đàn ong đến bãi lầy nơi cửa sông, mép biển có lẽ là mô hình hiếm. Điều này đã được nhiều người dân thức thời ở các xã Nga Tân, Nga Thủy, Nga Thanh triển khai trong ít năm gần đây, cho hiệu quả kinh tế bất ngờ. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, thậm chí làm giàu nhờ liên tục nhân đàn và khai thác mật ong.

Những người tham gia quay mật ong ở đây cho biết, mùa hoa nở rộ là từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, còn lại hoa nở rải rác đến gần hết mùa đông. Những tháng hoa nở nhiều, có khi chỉ một tuần, chủ các đàn ong đã tiến hành quay mật một lần bởi lúc này, mật sản sinh rất nhanh. Những ngày tháng 8 này, tần số quay mật ít dần do chỉ còn phần ít hoa nở muộn.

Chị Trần Thị Yến, một người nuôi ong ở rừng ngập mặn xã Nga Thủy, cho biết: Một đàn ong, trung bình cho thu hoạch khoảng 20 kg mật mỗi năm, với giá trung bình 100.000 đồng/kg. Chỉ cần phát triển 100 đàn, người nuôi ong ở đây đã có thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm. Ngoài bán mật, nhiều hộ còn nhân đàn mới với giá trên dưới 1 triệu đồng mỗi đàn.

Ở ven khu rừng này, hàng chục gia đình coi việc đặt nuôi ong là nghề chính, là giải pháp hữu hiệu trong phát triển kinh tế hộ để làm giàu.

Hàng nghìn đàn ong nuôi tại ven rừng ngập mặn Nga Sơn, giúp nhiều hộ gia đình làm giàu

Hàng nghìn đàn ong nuôi tại ven rừng ngập mặn Nga Sơn, giúp nhiều hộ gia đình làm giàu


Đến nay, tổng số đàn ong được nuôi ngay trong rừng ngập mặn nơi đây đã lên tới 2.000 đàn, dự kiến trong thời gian tới, số đàn còn tăng thêm. Ngoài ra, những hộ nuôi trồng thủy sản của các xã Nga Tân, Nga Thủy cách đó hàng trăm mét, cũng nuôi từ dăm bảy đàn đến hàng chục đàn ong ngay tại trang trại của mình để tận dụng nguồn hoa rừng, góp thêm cho thu nhập gia đình.

Chớm đông, các hộ gia đình nuôi ong ở đây lại thuê xe ô tô tải, chở ong đi tránh rét ở các vùng đồi huyện Thạch Thành, các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang... để chờ mùa hoa nhãn và vải nở vào đầu xuân năm sau. Hết mùa nhãn, vải, những đàn ong lại được đưa về vị trí quen thuộc nơi rừng ngập mặn Nga Sơn.

Từ rừng ngập mặn, sản sinh một lượng mật lớn, song đầu ra lại không khó khăn bởi theo các hộ, hoa những cây rừng lên từ nước mặn nên mật tốt, có mùi thơm và vị đậm đặc trưng. Theo quan niệm dân gian, đây là loại mật chữa được bệnh dạ dày khá hiệu nghiệm, nên nhiều người tìm mua.

Ngoài lợi ích kinh tế, nghề nuôi ong lấy mật ở Nga Sơn còn góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Để hết hè, khi mà những cánh rừng ngập mặn không còn đơm hoa, các hộ gia đình nuôi ong lại chở ong đi nuôi tại một số huyện miền núi hay các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên… và rồi họ lại đau đáu mong chờ mùa hoa bần, sú vẹt nở vào năm sau.

Khánh Hòa

Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Theo Brand Finance (tổ chức định giá Thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh), Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 là 102%.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2025 với chủ đề: "Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo".
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tại lễ nhận Chứng nhận Trung hòa carbon ngày 4.4.2025, đại diện TH cho biết cam kết duy trì trạng thái Trung hòa carbon tại hai đơn vị thành viên là Công ty CP Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên theo tiêu chuẩn PAS 2060: 2014 đến 31/12/2028, và sau đó là trung hòa theo tiêu chuẩn ISO 14068.
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động