Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá

Giống như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề dệt của đất Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cũng nổi tiếng trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm. Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, có những lúc tưởng chừng như mai một nhưng như một duyên định mệnh cùng tình yêu, tâm huyết với nghề trong việc lưu giữ, phát huy truyền thống của cha ông để lại, bà Phan Thị Thuận – một nghệ nhân ứu tú, tài năng đã giúp "hồi sinh" và đem lại sự sống mới cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá. Dân làng thường yêu mến gọi bà là người vấn vương với những sợi tơ.

Sự kỳ diệu của sợi tơ và sự sáng tạo của người nghệ nhân

Nhân một ngày trời thu mát mẻ, tôi có dịp ghé thăm thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hỏi thăm đến nhà nghệ nhân Phan Thị Thuận, vừa bước chân vào cổng tôi đã thấy ấn tượng bởi nụ cười ấm áp của bà, và từ cái nhìn đầu tiên ấy tôi đã cảm nhận được sự đam mê sâu sắc của bà đối với nghề dệt lụa.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm nghề dệt, từ năm 6 tuổi bà đã tham gia phụ giúp gia đình hái dâu, nuôi tằm, chưa có ngày nào bà rời xa nong tằm, nong kén.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận luôn tâm niệm phát huy nghề truyền thống và tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn.

Bà Thuận chia sẻ rằng: Vào những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến năm 1984, dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, hợp tác xã chặt phá toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề.

Vì vấn vương với những sợi tơ, thương con tằm "không nơi nương tựa", bà đi xin lá dâu ngoài bờ bụi, rồi đạp xe lên tận Hòa Bình để gom lá dâu về nuôi tằm, giữ gìn nghiệp tổ. Xã hội phát triển, sản phẩm lụa tơ tằm được ưa chuộng, làng nghề dần khôi phục. Nhưng chưa kịp mừng vui, bà và dân làng lại đau đầu tìm đầu ra cho sản phẩm, cải thiện chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường bởi nhiều người trồng dâu nuôi tằm, giá rớt, có lúc bán không ai mua.

Không thể đứng im nhìn con tằm chết yểu, bà Thuận quyết đi tìm đầu ra cho tơ tằm. Lúc đầu bà tìm đến các làng nghề, rồi tìm hiểu đầu ra, cùng họ hợp tác. "Song cách này cũng khó có thể lâu dài được. Trong lúc bế tắc đó tôi chợt nghĩ mình đã trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ thì tại sao không làm thành một quy trình sản xuất khép kín, để tằm tự dệt tơ thành các thành phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ?", bà Thuận nói.

Bà Thuận chia sẻ: "Nghĩ là làm, ngày đêm tôi mày mò bên những nong tằm, huấn luyện, điều khiển chúng dệt lụa. Bước đầu thử nghiệm tôi không làm tổ cho tằm mà để chúng nhả tơ một cách tự do. Vài chục con tằm do không có nơi bấu víu nên không thể cuộn tròn lại để cuốn kén, mà cứ bò lung tung theo bản năng. Lúc này tôi lại phải bắt vào, sắp xếp chúng thành hàng lối. Ngày đêm, tôi quên ăn quên ngủ trông coi, quan sát lứa tằm rút ruột nhả tơ".

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá
Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá, huyện Mỹ Đức.

Được biết, mất hơn 01 năm với 8 lứa tằm thử nghiệm, rồi những tấm vải, tấm chăn do tằm tự dệt đầu tiên cũng đã hoàn thành. Bà Thuận đưa vào nồi đun nấu, tấm chăn bung nở bóng mịn, ấm áp đến lạ thường. "Lúc đó tôi ôm lấy tấm chăn đó, trong lòng trào dâng niềm hạnh phúc", bà Thuận bâng khuâng nhớ lại.

Năm 2012, bà Thuận chính thức trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên có trong lịch sử loài người: Chăn tơ do tằm tự dệt. Sản phẩm đã được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen và đạt Giải nhất với giải pháp sáng tạo mền bông tơ tằm do con tằm tự dệt năm 2015. Đặc biệt hơn, đầu năm 2023 bà Thuận đã có sản phẩm "Chăn bông tơ tằm tự dệt" được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương công nhận đạt 5 sao.

Nhiều mặt hàng chất lượng cao cũng ra đời như gối, khăn, áo và gần đây nhất là khẩu trang kháng khuẩn, phòng dịch Covid-19 được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt và có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật, Đức, Saudi Arabia...

Người mang quốc hoa dệt thành lụa

“Từ lâu nay, tôi luôn ấp ủ trong mình dự định về một loại tơ mới. Trong một lần đi hái sen, tình cờ khi cắt cuống hoa thấy những sợi tơ dài trắng muốt níu lấy thân cây, tôi nảy ra ý tưởng sẽ dệt những sợi tơ này thành lụa”, bà Thuận kể lại.

Năm 2016, có đại biểu Quốc hội về Mỹ Đức tìm người cùng tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Bà Thuận vừa mừng vừa lo, vì đây chính là cơ hội cho bà thỏa sức sáng tạo và nếu thành công sẽ mang được hồn cốt của "quốc hoa" vào từng tấm lụa. Tuy nhiên, bà cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng vì sen không phải mùa nào cũng có và để lấy được tơ sen là một quá trình khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mẩn, khéo léo và mất rất nhiều tâm sức.

Với những đóng góp của mình với nghề truyền thống, năm 2016 bà Phan Thị Thuận được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Ưu tú", Bằng khen của UBND TP. Hà Nội.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá
Sản phẩm khăn lụa tơ tằm, chăn bông tơ tằm tự dệt và khăn lụa tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã được huyện Mỹ Đức và thành phố Hà Nội đánh giá là sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Những ngày đầu mày mò làm tơ sen khó khăn lắm. Tơ sen mong manh, se được sợi rồi nhưng khi đưa vào khung dệt đứt liên lục, bởi sợi thuần từ thực vật không có cái dai dẻo như tơ tằm. Nhưng với quyết tâm và tình yêu với tơ lụa, nhất là với loài hoa cao quý biểu tượng của dân tộc, đến hết năm 2017, Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cũng trong năm đó, tơ sen được Nhà nước cho phép đưa vào đề tài nghiên cứu cấp quốc gia do GS.TS. Nguyễn Duy Chuyên làm chủ nhiệm. Nghệ nhân Phan Thị Thuận là người cùng thực hiện đề tài.

Cả năm trời tỉ mẩn, đến năm 2018 thước lụa đầu tiên được dệt từ 100% tơ sen ra đời và chiếc khăn tơ sen đầu tiên cũng được dệt thành công (từ 4.800 cuống sen, có độ dài 1,7m, rộng 0,25m). Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được khoảng 200-250 cuống sen. Như vậy, mỗi sản phẩm cần đến hơn một tháng trời mới hoàn thành.

Tuy kỳ công, vất vả nhưng sản phẩm ra đời lại mang đến cho bà niềm vui bất tận. Bà Thuận chia sẻ với chúng tôi rằng: Tơ sen lớn lên từ lòng đất, ngậm hạt mưa từ bầu trời để phát triển. Do đó, khăn không chỉ mềm mại mà khi đeo khăn tơ sen có thể cảm nhận được hương vị âm hưởng đất trời gợi đến đầm sen quê hương.

Chia sẻ về nguyện vọng đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, người Nghệ nhân ưu tú cho biết: "Tôi từng được Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho xem các sản phẩm tơ sen của Myanmar và Campuchia, thì sản phẩm của Việt Nam đang ở loại đẹp và kỳ công nhất. Vì sợi tơ sen của Việt Nam được làm ra chỉ thêu để hình thành sản phẩm.

Do đó, tôi mong muốn Nhà nước có các chương trình để tôn vinh hoặc nghiên cứu phát triển nghề truyền thống từ cây sen, tạo ra một thương hiệu riêng cho tơ sen Việt Nam khoe sắc trên sân chơi quốc tế".

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận - Người hồi sinh cho nghề dệt lụa tại Phùng Xá
Nghệ nhân Phan Thị Thuận truyền dạy nghề dệt cho thế hệ sau .

Với tâm tư đó, vào dịp hè, Nghệ nhân Phan Thị Thuận lại tổ chức các lớp học nghề cho con em trong vùng, giúp thế hệ tương lai hiểu về nghề của cha ông, tìm ra cách phát triển sợi tơ sen quê hương mình vươn xa nữa cũng như tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Có cơ duyên được gặp gỡ và trò chuyện với Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là một trải nghiệm tuyệt vời, khiến chúng tôi cảm thấy tự hào về những người như bà, người không chỉ bảo tồn di sản văn hóa mà còn đem lại hy vọng và sự thúc đẩy cho nghệ thuật truyền thống. Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã chứng minh rằng với lòng đam mê và tâm huyết, không có gì là không thể.

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí: Lũy kế đến nay, Thành phố đã có 2.167 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực (bao gồm 6 sản phẩm 5 sao, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.162 sản phẩm 4 sao, 692 sản phẩm 3 sao).

Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao cũng nhiều nhất.

Cũng theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại: Hiện nay, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận.

Hà Nội cũng có hơn 11.000 sản phẩm nông sản, thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code; có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 149 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp… Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển sản phẩm OCOP.

Bích Hà - Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Mới đây, UBND huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty sông Đà Kinh Bắc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.Theo đó, có 41 sản phẩm của 14 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm OCOP thông qua hoạt động khuyến công.
Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024 sẽ trưng bày 150 gian hàng; trong đó có 100 gian hàng chung của Thành phố và 50 gian hàng của huyện Phú Xuyên…
Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng ngày 13/10, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức phiên livestream kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội 2024.
Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm sản phẩm OCOP bằng cách phát huy tiềm năng sẵn có, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu,...Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia.
Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Sáng ngày 3/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024" và trao giải "Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024".
Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại Hùng Thắng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND thành phố Hà Nội.
Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ là đặc sản của người làng So xưa kia, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động