Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics Kết nối các cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Nam Mỹ TP Hồ Chí Minh sẽ đầu từ 95.800 tỷ đồng vào ngành logistics |
Nâng cao hoạt động tiêu chuẩn hóa ngành logistics của Việt Nam |
Ngày 22 tháng 02 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Qua đó, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực đi tiên phong trong xu thế hội nhập.
Nhằm nâng cao hoạt động tiêu chuẩn hóa ngành logistics trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các tiêu chuẩn quốc gia về logistics”.
Với thực tế, vấn đề xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia trong ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics nói riêng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, các tiêu chuẩn chưa được phân loại, sắp xếp một cách hệ thống để có thể khuyến nghị áp dụng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Trước những yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập, các tiêu chuẩn quốc gia về logistics được nghiên cứu trong Đề án sẽ làm căn cứ phục vụ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng dịch vụ toàn cầu, bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế.
Thông qua nhiệm vụ Đề án “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các tiêu chuẩn quốc gia về logistics”, nhóm triển khai đưa ra một số đề xuất quan trọng như: Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn logistics, bổ sung các tiêu chuẩn liên quan đến tự động hóa; thiết bị không người lái; trí tuệ nhân tạo; dữ liệu lớn; thực tế ảo; logistics đa phương thức; logistics điện tử (e-logistics); kinh tế tuần hoàn; dịch vụ giao hàng không tiếp xúc;...
Đồng thời, hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn logistics trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giúp các hiệp hội ngành nghề hoặc các đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng có thể áp dụng mức phí ưu đãi cho các doanh nghiệp logistics đã đáp ứng các tiêu chuẩn logistics nhất định. Điều này giúp khuyến khích các doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn logistics cần thiết cho sự phát triển bền vững của chính họ và của toàn ngành logistics.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn logistics cần xây dựng trên nguyên tắc kế thừa và hài hòa hóa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và được thiết lập chỉ khi thực sự cần thiết nhằm mục đích để lĩnh vực logistics phát triển bền vững hơn, không để phát sinh các tiêu chuẩn gây cản trở cho sự phát triển. Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn logistics cần hướng tới việc nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics nói chung, phải tính đến sự phù hợp của hệ thống kế toán logistics và các tài liệu điện tử liên quan đến logistics nói riêng.
Những tiêu chuẩn không nên được tiếp cận theo quan điểm về rào cản gia nhập thị trường, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (cách tiếp cận như vậy sẽ nhanh chóng tạo ra lợi thế thậm chí là thế độc quyền cho chỉ một số ít doanh nghiệp lớn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn logistics). Thay vào đó, hệ thống tiêu chuẩn cần được xây dựng và áp dụng theo cách tiếp cận tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh, công bằng và bền vững.
Cùng với đó, các tiêu chuẩn logistics phải đảm bảo tính dễ hiểu để áp dụng trong thực tiễn, tính tương tích với thực tiễn hoạt động sản xuất và xu hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ, qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện và giảm thiểu chi phí logistics chung của xã hội. Các tiêu chuẩn logistics cần là cơ sở để tạo điều kiện cho tăng trưởng và cơ hội thị trường mới; thúc đẩy năng suất; tối ưu hóa hiệu quả tài nguyên; hỗ trợ an toàn lao động, an ninh quốc gia và đáp ứng các nhu cầu xã hội.
Để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các tiêu chuẩn trong ngành logistics thì cần hướng đến sự chuẩn hóa ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Việc đưa ra các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mang tính chuẩn hóa trong dịch vụ logistics không những góp phần tạo thuận lợi cho sự di chuyển của hàng hóa mà còn đảm bảo chất lượng hàng hóa; đảm bảo an toàn; nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; phục vụ cho việc quản lý hàng hóa; tạo thuận lợi trong việc số hóa và lưu trữ thông tin; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại nhờ việc chuẩn hóa dữ liệu thông tin về hàng hóa.
Trước những yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập, các tiêu chuẩn quốc gia về logistics sẽ làm căn cứ phục vụ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nội dung xây dựng, hài hòa và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia trong ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ logistics là một trong những đề xuất được nhấn mạnh của Đề án.