Giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu trực tuyến qua sàn TMĐT quốc tế Sẽ dùng AI kiểm soát doanh thu trên sàn TMĐT từ tuần sau Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội |
![]() |
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT. |
Giá cước vận tải biển vẫn biến động khó lường
Tại diễn đàn “Logistics trong bối cảnh toàn cầu” do Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức ngày 15/11, bà Võ Thị Phương Lan - Phó Cchủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM cho biết, giá cước container toàn cầu, bao gồm các tuyến từ TP.HCM đi Bờ Tây Mỹ và châu Âu, đã có những biến động đáng kể trong năm qua. Năm 2025 khó xảy ra những đợt tăng giá mạnh nhưng vẫn có khả năng tăng cước vào một số thời điểm, đặc biệt khi có tác động từ các yếu tố như mùa cao điểm hoặc những sự cố làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cạnh tranh gay gắt giữa các hãng tàu sẽ phần nào kiềm chế đà tăng này.
Các dự báo đều cho rằng, công suất vận tải toàn cầu dự kiến tăng 8%, trong khi nhu cầu chỉ tăng 3%, tạo áp lực giảm đối với giá cước. Tuy nhiên, các yếu tố như xung đột khu vực Biển Đỏ, tình trạng tắc nghẽn kênh đào Panama hay các cuộc đình công tại cảng biển sẽ tiếp tục gây gián đoạn chuỗi cung ứng và làm tăng chi phí vận chuyển. Những thay đổi này sẽ có tác động lớn đến thị trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, theo bà Phương Lan, sự xuất hiện của liên minh vận tải biển mới như Gemini Cooperation và chiến lược hợp tác của các hãng tàu lớn như MSC sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong mạng lưới dịch vụ vận tải biển. Ngoài ra, chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc cùng với xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đang định hình lại mô hình thương mại toàn cầu, mang đến cả cơ hội và thách thức cho ngành vận tải container.
Trên thực tế, những năm gần đây, thị trường đã chứng kiến nhiều biến động lớn. Ví dụ, năm 2020, giá cước vận chuyển container đi Bắc Mỹ dao động khoảng 2.000 USD/container, nhưng đến năm 2021, giá cước tăng vọt lên 10.000 USD, thậm chí có thời điểm đạt đỉnh 20.000 USD/container. Năm 2023, giá cước giảm sâu, tuy nhiên, đã tăng trở lại vào giữa năm 2024 lên mức 7.000-10.000 USD/container. Những thay đổi bất thường này khiến các DN xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong việc dự báo chi phí và lập kế hoạch.
Bà Phương Lan cho rằng, sự bất ổn của giá cước vận tải biển đã làm giảm tính cạnh tranh và lợi nhuận của DN. Việc các liên minh hãng tàu lớn kiểm soát thị trường càng khiến DN Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí vận tải.
Để đối phó với tình hình này, các chuyên gia và DN đã đề xuất một số giải pháp chiến lược. Cụ thể, DN cần xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các hãng tàu lớn để đảm bảo giá cước ổn định và duy trì năng lực vận chuyển, đồng thời, số hóa và ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý chuỗi cung ứng để giúp tối ưu hóa chi phí.
Một giải pháp khác là đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp các tuyến cao tốc, phát triển trung tâm logistics hiện đại và tăng cường kết nối đường sắt với cảng biển. Các DN cũng cần đa dạng hóa nguồn cung vận tải, giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất để tăng tính linh hoạt khi thị trường biến động.
Nội thành mà giao hàng 2-3 ngày là chết rồi
![]() |
Niềm tin của khách hàng phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng logistics. |
Trong bối cảnh TMĐT bùng nổ mạnh mẽ, logistics không chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp.
Tại diễn đàn, ông Phan Mạnh Hà, giám đốc Đối ngoại Shopee Việt Nam, nói "Nội thành mà giao hàng 2-3 ngày là chết rồi".
Ông Hà cho biết niềm tin của khách hàng phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng logistics.
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok tại Việt Nam, cho biết TikTok đang thúc đẩy xu hướng "mua sắm giải trí" – nơi người tiêu dùng vừa mua hàng, vừa thưởng thức các nội dung sáng tạo. Hệ thống logistics của TikTok Shop tập trung vào tốc độ, độ tin cậy và hợp tác cởi mở với các doanh nghiệp vận chuyển để mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn TMĐT.
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, đây sẽ là mảnh đất vàng trong 3-5 năm tới, khi các nền tảng và doanh nghiệp logistics bắt tay hợp tác, tạo nên những hành trình vận chuyển xuyên quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tiềm năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ.
![]() |
![]() |
![]() |