Những lợi ích khi ăn thanh long Tác dụng tuyệt vời của nước chanh Tác dụng hữu ích của đẳng sâm |
Đặc điểm của cây lược vàng
Cây lược vàng có pháp danh khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ Thài Lài, tên gọi khác là địa lan vòi, lan rũ, cây giả khóm, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ…
![]() |
Cây thuộc dạng thân thảo, thân cao khoảng 15 – 40cm, có thể dài đến 1 mét nếu sống lâu năm. Thân cây đứng, có nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng từ 1- 2cm. Nhanh cây dài tới 10cm.
Lá lược vàng mọc so le, lá đơn, phiến lá có elip kéo dài. Chiều dài lá có thể lên đến 25 cm rộng từ 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt dưới có màu nhạt hơn sơ với mặt trên, mọng nước. Bẹ lược vàng ôm khít thân, mép lá nguyên và lá thường có màu vàng khi già đi, gân lá song song. Lá có màu tím nhạt khi cây tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
Hoa lược vàng, mọc thành chùm xếp thành một trục dài, hợp thành xim. Cụm hoa gồm khoảng 6 – 12 bông, hoa màu trắng trong suốt, cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm, phần trên xanh, phần dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới, hoa có mùi thơm đặc trưng.
Lược vàng sử dụng phần lá, thân và rễ làm thuốc
Các bộ phận của cây có thể được thu hoạch quanh năm, lá cây lược vàng nên thu hái vào buổi sáng sớm để đảm bảo giữ lại toàn bộ dược tính. Các bộ phận của cây lược vàng sau khi thu hái đem rửa sạch, sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Thân hay rễ tương tự cũng được mang về rửa qua nước vài lần cho sạch, sau đó chặt khúc ngắn. Dược liệu chủ yếu được sử dụng để ngâm rượu cho hiệu quả tốt nhất.
![]() |
Cây lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, sau đó di thực sang nước Nga và đến Việt Nam. Thanh Hóa là nơi cây lược vàng xuất hiện đầu tiên. Hiện nay, lược vàng đã được trồng rộng rãi sang nhiều tỉnh, trong đó phổ biến nhất ở Hà Nội.
Cây được trồng nhiều nhằm phục vụ cho việc làm cảnh, trang trí nhà cửa và làm thuốc.
Thành phần hóa học:
Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides
Các acid hữu cơ
Sắc tố caroten, chlorophyl
Thành phần Phytosterol
Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
Theo y học cổ truyền:
Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc, quy vào kinh phế. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Chủ trị ho, mụn nhọt, viêm họng, đau nhức xương khớp, nóng trong người, viêm loét dạ dày, tiểu đường…
![]() |
Bài thuốc sử dụng lược vàng
Chữa bệnh viêm họng
Cách 1: Lấy 50g lá lược vàng (loại lá bánh tẻ không quá già mà cũng không quá non) đem rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày. Khi uống cho thêm vài giọt giấm chuối vào khuấy đều lên và sử dụng. Mỗi ngày dùng 1, duy trì trong 5 ngày liên tục rồi dừng. Sau khi ngừng đủ thời gian 5 ngày thì bắt đầu đợt thuốc mới.
Cách 2: Sử dụng 3 - 4 lá lược vàng rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ rồi cuộn lại cùng muối rồi nhai trực tiếp. Khi nhai nuốt lấy nước từ từ để thuốc thẩm thấu vào cổ họng giúp các tổn thương nhanh hồi phục. Nhai khoảng 10 phút thì nhả bã. Mỗi ngày làm 3 lần.
Cách 3: Một đoạn thân cây lược vàng rửa sạch, thái mỏng sau đó ngâm cùng rượu trắng trong khoảng 10 ngày là được, để nơi có bóng tối. Uống 1 lần mỗi ngày, lần dùng 25 giọt, duy trì trong 10 ngày. Hết 10 ngày thì ngừng uống 7 ngày rồi lại tiếp tục uống thêm 7 ngày nữa là bệnh sẽ tốt hơn. Sử dụng 30 phút trước khi ăn.
Trị bệnh gan
Đối với các trường hợp nóng gan, viêm gan B, C, nóng trong người, dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi đem rửa sạch đem giã nát và vắt lấy nước. Mỗi buổi tối uống trước khi đi ngủ.
Trường hợp nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan, lấy 2 – 3 lá lược vàng và vài lá màng màng rửa sạch bụi đất. Tất cả cắt nhỏ, nghiền nát rồi sau đem pha với rượu trắng và ngâm rượn 30 ngày. Dùng 1 ly rượu nhỏ mỗi ngày.
Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ mang tính chất điều trị hỗ trợ tạm thời, để chữa bệnh an toàn, cần thăm khám và điều trị kết hợp với phác đồ điều trị y khoa hiện đại.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lá cây lược vàng vắt lấy nước hoặc nhai luôn cả lá, duy trì hàng ngày trong thời gian dài bệnh tiểu đường sẽ giảm đáng kể.
![]() |
Chữa bệnh vảy nến
Hoạt chất flanovoid trong lược vàng có thể ngăn ngừa oxy hóa trên da rất tốt đặc biệt khi bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, dị ứng. Hỗ trợ kháng viêm, sát khuẩn tăng cường hệ miễn dịch.
Cách 1: Lấy 5 – 6 lá cây lược vàng đem rửa nước muối cho sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào ấm để đun. Bài thuốc duy trì khoảng 1 – 2 tháng các vết bong tróc da sẽ hết. Khi uống nước lá lược vàng trong thời gian 1 tuần, tình trạng bong tróc da vẫn còn. Tới tuần thứ 2 và những tuần tiếp theo tình trạng này sẽ thuyên giảm.
Cách 2: Lấy 1 lá lược vàng, cắt thành khúc nhỏ và ngâm trong nước muối 20 phút, sau đó vớt ra và cho vào cối giã nát. Rửa qua vùng da bị vảy nến, đắp lá vừa giã lên và dùng gạc y tế cố định lại. Đắp thuốc khoảng 1 tiếng, sau đó gỡ ra và không cần rửa lại. Thực hiện bài thuốc đắp từ 3 – 4 lần mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn bám lên da.
Điều trị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Giã nhuyễn lá lược vàng vắt lấy nước, đem trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu. Sử dụng sau bữa ăn để uống. Dùng cả nước và xác lá lược vàng đều được. Không lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, có thể xảy ra trường hợp làm tụt huyết áp.
Lưu ý khi sử dụng lược vàng
Hệ miễn dịch yếu không nên sử dụng cây lược vàng;
Những hoạt chất kháng viêm mạnh trong cây lược vàng có thể gây tổn thương tới dây thanh quản, không nên lạm dụng hoặc dùng quá liều lượng;
Cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng lược vàng để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ.
![]() |
![]() |
![]() |