Loại lá tưởng chỉ để ăn với thịt gà, hoá ra còn có tác dụng giúp trẻ lâu, ngừa ung thư Những lợi ích khi ăn thanh long Tác dụng tuyệt vời của nước chanh |
Đặc điểm của đẳng sâm
Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis pilosula, thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae), tên gọi khác là đảng sâm, hồng đẳng sâm, sâm ngọc linh, sâm rừng.
![]() |
Đẳng sâm là loài cây thân cỏ, dây leo, sống lâu năm, thường mọc lan ở mặt đất hay mọc bò lên vật thể hoặc trên cây khác. Thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông, mọc thành cụm, thường mọc ở vùng núi cao và nơi có bóng râm.
Lá mọc cách có hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, hạt có màu nâu, khi chín thì nứt ra. mặt trên của lá có lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3 - 8cm, rộng 2 - 4cm.
Hoa đẳng sâm có màu xanh nhạt, mọc đơn độc ở kẽ nách lá, cuống hoa dài 2 - 6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn ở đính gốc.
Quả bổ đôi, hình chùy tròn, đầu hơi bằng, 3 tâm bì, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Rễ (củ) hình trụ, mọc sâu dưới đất, đường kính có thể đạt 1,5 - 2cm, phân nhánh. Phần đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng phía đuôi càng nhỏ, lúc tươi màu trắng, sau rễ khô có màu vàng, phía trên có nếp nhăn.
Cây đẳng sâm có thể thu hoạch vào mùa đông, dấu hiệu nhận biết bởi lá cây đã úa vàng và rụng lá nhiều. Ngoài ra có thể thu hoạch đẳng sâm vào thời điểm đầu xuân năm sau khi đó lá cây đẳng sâm chưa đâm chồi nảy lộc. Trong khi thu hoạch đẳng sâm, cần phải thực hiện đào cả rễ sâu trên 0.7 mét và không được làm trầy xước phần rễ.
![]() |
Tiếp theo, rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để bớt hàn, hoặc sao qua để sử dụng. Bảo quản dược liệu bằng cách đậy kín, tránh ẩm, cần để nơi thoáng gió, khô ráo để phòng sâu mốc vì đây là loạt thảo dược ngọt, rất dễ bị mọt.
Đẳng sâm được trồng nhiều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam đảng sâm có thể phát triển tốt ở nhiều vùng rừng núi, đảng sâm xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn) và Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai).
Thành phần hóa học: Trong đẳng sâm có chứa polyacetylen, phenylpropanoids, alkaloids, glucose, sucrose, choline, scutellarein, sapin,... Cùng với đó, còn có sự hiện diện của tinh dầu, các acid hữu cơ, chất đạm, chất béo, vitamin B1, vitamin B2,...
Theo y học cổ truyền: Đẳng sâm có tính bình có vị ngọt quy vào kinh phế và tỳ. Công dụng ích khí, bổ trung, sinh tân và tiện tỳ. Chủ trị tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi, ăn kém, đại tiện lỏng...
Tác dụng của đẳng sâm
Hỗ trợ hệ tuần hoàn
Sử dụng đẳng sâm cũng góp phần giúp bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể trước sự tấn công của các cholesterol xấu. Nhờ vậy giảm đi nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch hay máu nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó, loại thực vật này còn hỗ trợ bổ sung hồng cầu trong máu, giúp khí huyết lưu thông.
![]() |
Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Đẳng sâm giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể được bổ sung nhiều năng lượng, bồi bổ sức khỏe cũng như giúp tăng cân.
Ngoài ra, việc duy trì sử dụng đẳng sâm cũng sẽ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Giúp kháng viêm
Dược liệu có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao,... tác dụng kháng viêm, cho quá trình hồi phục vết thương một cách nhanh chóng.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Ngoài ra, đẳng sâm còn có tác dụng giúp hạ huyết áp, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, khi đường huyết hạ, sẽ giúp nâng cao đường huyết, giảm thiểu tình trạng choáng váng, ngất xỉu.
Lợi ích cho hệ tiêu hóa
Các dưỡng chất có lợi trong đẳng sâm giúp hệ tiêu hóa được hỗ trợ tích cực và trở nên khỏe mạnh hơn. Đặc biệt là với các trường hợp có hoạt động tiêu hoá kém, xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu hoặc bị các bệnh lý liên quan như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, dạ dày,…
Bài thuốc sử dụng đẳng sâm
Tăng cường thể trạng cho người già yếu.
Sử dụng đẳng sâm 40g, đương quy, long nhãn, ngưu tất mỗi vị 12g. Tất cả nguyên liệu đem làm sạch và sắc thuốc để uống. Dùng sau bữa ăn cho hiệu quả tốt nhất.
![]() |
Bài thuốcư dỡng khí, hư tỳ, kém ăn...
Sử dụng đẳng sâm, mộc hương 80g, hoàng kỳ, long nhãngam bạch truật, hắc táo, phục linh mỗi loại 160g, cam thảo, đại táo mỗi loại 40g, đương quy, viễn chí mỗi loại 16g. Tất cả đemi tán nhỏ rồi cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín. Sử dụng lấy khoảng 9g mỗi lần và hoà tan với nước ấm và uống trước khi ăn hai tiếng. Duy trì đều đặn có thể mang lại hiệu quả giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Chữa mệt mỏi, cơ thể suy nhược, kém ăn.
Sử dụng 16 gam đẳng sâm, 8 gam bạch phục linh, 12 gam bạch truật, 4 gam cam thảo... Các vị thuốc này đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể tán thành bột mịn và hoà tan với nước ấm khi sử dụng Một ngày dùng không quá 20g.
Ổn định đường ruột và hệ tiêu hoá
Đẳng sâm, thăng ma, bạch truật, sài hồ, trần bì, cam thảo mỗi vị 30g, 100gr hoàng kỳ, 12 gam đại táo, 12 gam gừng tươi, 2 gam đương quy. Các vị thuốc đem đi sắc lấy nước uống. Ngoài ra có thể mang các vị thuốc này đi tán nhỏ thành bột và hoà với nước ấm mỗi khi sử dụng. Liều lượng sử dụng 18g mỗi ngày và chia làm hai lần sử dụng trước bữa ăn khoảng 2 giờ.
Lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời, quá trình sử dụng nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần dừng lại và đến cơ thể y tế ngay để được kiểm tra, chẩn đoán.
Bà bầu hoặc mẹ đang cho con bú không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này.
Chọn mua dược liệu ở các cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
Sử dụng đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định, không được có tình trạng lạm dụng. (Liều dùng khuyến cáo là khoảng từ 9g đến 12g sắc uống. Không nên dùng quá 63g).
Hạn chế dùng chung với cây lê lô hoặc với các vị thuốc thuộc họ hắc.
Duy trì sử dụng từ từ mới đem lại hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |