Tác dụng hữu ích của cần tây Quả lựu tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng Tác dụng của cây rau bợ |
Đặc điểm của đậu phộng
Đậu phộng có tên khoa học là Arachis hypogaea, thuộc họ đậu (Fabacaea), tên gọi khác là củ lạc.
Cây đậu phộng thuộc dạng thân thảo, màu xanh hoặc đỏ tím, thân đứng hoặc bò, mọc thẳng, hình tròn khi còn non, có lông tơ trắng. Thân từ 15-25 đốt, đốt ở gốc ngắn ngắn, đốt dài ở giữa và trên.
Lá đậu phộng mọc xen kẽ lá kép hình lông chim, chiều dài khoảng 18 - 40mm, rộng 15 - 25mm.
Hoa màu trắng hoặc vàng, không có cuống, mọc thành chùm, lưỡng tính. Khi hoa thụ phấn xong, tia củ phát triển dài ra và chui xuống đất.
Quả thường có 4 hạt, đầu quả hơi tù hoặc nhọn, trên vỏ có gân,
Đậu phộng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình của người Việt. Hạt đậu phộng giòn, ngọt, bùi và dễ ăn này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Đậu phộng được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Đậu phộng cũng là thực phẩm chứa calo có hàm lượng cao, chứa nhiều dầu nên còn có thể sử dụng để ép dầu. Dầu đậu phộng rất được ưa dùng vì có nguồn gốc thực vật và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Cây đậu phộng nguồn gốc từ Nam Mỹ ở Brazil hoặc Peru. Ở Việt Nam, cây đậu phộng được trồng chủ lực ở tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình; phía Nam như Trà Vinh, Tây Ninh, Long An…
Thành phần hóa học: Hạt đậu phộng chứa chất đạm, chất xơ, chất béo, các khoáng chất (Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine), chất carbohydrate, đường,…
Lợi ích khi sử dụng đậu phộng
Giúp tóc khỏe mạnh
Các nghiên cứu cho thấy trong đậu phộng có axit béo Omega 3 giúp hỗ trợ sự phát triển của tóc khỏe mạnh, là nguồn cung cấp vitamin E giúp giảm thiểu vấn đề tóc thưa ở phụ nữ.
Hỗ trợ giảm cân
Chất đạm và lượng béo không bão hòa đơn cao trong hạt đậu phộng làm tăng sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể, cũng là nguồn cung cấp chất xơ không tan chúng tạo nên một bữa ăn nhẹ nhưng vẫn cho cảm giác no. Duy trì sử dụng đậu phộng đều đặn có thể hỗ trợ ổn định cân nặng.
Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các chất chống oxy hóa cũng có công dụng tốt trong việc hạn chế các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.
Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ
Đậu phộng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất như tryptophan trong hạt đậu phộng có khả năng chống lại chứng trầm cảm, vì vậy cũng có thể góp phần giúp bạn ngừa đột quỵ.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đậu phộng giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol. Chúng cũng có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ và giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Kiểm soát đường huyết
Mangan trong hạt đậu phộng góp phần hấp thu chất béo, từ đó giúp cơ thể điều tiết và kiểm soát đường một cách hiệu quả.
Giúp giảm viêm
Nguồn chất xơ dồi dào trong đậu phộng giúp giảm viêm khắp cơ thể cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Ngăn ngừa sỏi mật
Sử dụng đậu phộng với hàm lượng 28,35 gam mỗi tuần sẽ giúp giảm 25% nguy cơ tiến triển bệnh sỏi mật.
Tốt cho trí nhớ
Đậu phộng chứa Vitamin B3 và niacin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cả việc thúc đẩy hoạt động trí nhớ cũng như cải thiện chức năng bộ não.
Chống sa sút trí tuệ ở người già
Thành phần niacin có trong đậu phộng có tác dụng giúp giảm 70% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi
Thành phần acid folic có trong đậu phộng cung cấp cho phụ nữ có thai khoảng 400 microgam mỗi ngày, từ đó tăng hiệu quả nhằm giảm nguy cơ sinh con khuyết tật ống thần kinh tới 70%.
Lưu ý khi sử dụng đậu phộng
Tuy đậu phộng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng người dị ứng với đậu phộng nên dùng.
Người đã bị cắt túi mật hoặc có hệ tiêu hóa kém sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn đậu phộng.
Bị nóng trong người, mắc các bệnh như viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu...khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, tăng nặng bệnh và khó thở hơn do đậu phộng vị ngọt, tính nóng.
Đậu phộng chứa nhiều chất dầu béo và chất protein nên không thích hợp để bệnh nhân gout.
Tác dụng của cây rau bợ |
Quả lựu tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng |
Loại quả giàu vitamin C hơn hẳn cam, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch nhưng khi đói bụng đừng dại ăn |