Đặc điểm của cây lựu
Lựu có tên khoa học là punica granatum, thuộc họ lựu (lythraceae), tên khoa là an thạch lựu, cây thạch lựu.
Lựu là một loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao từ 5-8m và thuộc loại tiểu mộc. Những thân cây lựu non có màu xám hơi đỏ, khi cây nhiều tuổi thì thân chuyển dần sang màu xám. Cây có một gai nhưng không đáng kể, ngoài ra ngọn cành của cây lựu thường biến thành gai. Do lựu thuộc loại cây phân cành từ ở gốc cho đến ngọn nên chúng sẽ phát triển theo xu hướng hình thành bụi dày.
Lá nguyên, mọc đối xứng nhau, có màu xanh mượt, cuống lá ngắn nên nhìn vào cây khi nào cho cảm giác như lá của cây lựu mọc dính vào cây và không có cuống, lá của cây lựu thường mọc theo cành non thành loại cành cây non vươn dài,
Hoa của cây lựu màu đỏ tươi và trắng, thường mọc ở đầu cành. Hoa lưỡng tính và có thể mọc và nở đơn độc một mình hoặc cũng có thể mọc và nở thành chùm, mỗi cụm từ 3-4 bông, thậm chí có thể lên 6 nhưng vì các bông hoa của cây lựu mọc thành chùm nhiều bông nên số lượng hoa cũng sẽ bị tiêu giảm, chỉ giữ lại được từ 2-3 bông để có thể kết quả.
Quả lựu có đường kính từ 5 - 12cm, quả màu đỏ, tròn, vỏ lựu dày và không ăn được, bên trong có hàng trăm hạt. Phần ăn được của quả lựu là hạt, mỗi hạt giống được bao quanh bởi một lớp màu đỏ (vỏ hạt), có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nước ép lựu, phần vỏ sẽ bị loại bỏ. Hạt vị ngọt và mọng nước.
Thành phần hóa học: Một chén vỏ hạt (174g) chứa 7g chất xơ, 3g protein, 30% RDI Vitamin C, 36% RDI Vitamin K, 16% RDI Folate, 12% RDI Kali
Tác dụng của quả lựu
Hỗ trợ kháng khuẩn
Các hợp chất thực vật trong quả lựu có thể giúp chống lại các vi sinh vật gây hại như nấm men Candida albican.
Ngoài ra lựu cũng bảo vệ chống nhiễm trùng và viêm trong khoang miệng như viêm nướu, viêm miệng răng giả và viêm nha chu.
Chống oxy hóa
Trong lựu chứa một lượng chất chống oxy hóa khá lớn, lên đến ba lần chất lượng chống oxy hóa có trong trà xanh hoặc rượu vang đỏ. Hợp chất sinh học anthocyanin và tanin thủy phân có hoạt tính chống oxy hóa được tìm thấy trong lựu.
Bên cạnh đó, lựu chứa polyphenolic hợp chất giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị tổn hại bởi các gốc, hỗ trợ sức khỏe tổng hợp và giúp ngăn chặn bệnh tật.
Bổ trợ trí nhớ
Một nghiên cứu ở bệnh nhân phẫu thuật đã phát hiện 2 gram chiết xuất từ quả lựu giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt trong bộ nhớ sau phẫu thuật.
Ở một nghiên cứu khác trên 28 người lớn tuổi có triệu chứng về trí nhớ. Sử dụng 237ml nước ép lựu mỗi ngày đã cải thiện đáng kể các dấu hiệu của trí nhớ lời nói và trí nhớ hình ảnh. Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy rằng lựu hạn chế chứng Alzheimer.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng ở 51 người có nồng độ triglyceride cao cho thấy 800mg dầu hạt lựu mỗi ngày làm triglyceride giảm đáng kể và cải thiện tỷ lệ triglyceride-HDL.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên nước ép lựu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 và cholesterol cao. Kết quả cho thấy nồng độ cholesterol xấu LDL giảm đáng kể.
Một phân tích nghiên cứu đã kết luận rằng huyết áp đã giảm khi sử dụng nước ép lựu, đây là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
Chống viêm, đau khớp
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng chiết xuất từ quả lựu có thể ngăn chặn các enzyme được biết là gây tổn thương khớp ở những người bị viêm xương khớp.
Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng
Trong y học, chất chiết xuất từ quả lựu, vỏ quả và vỏ cây được dùng để điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy.
Các trường hợp hạn chế hoặc không nên ăn lựu
Người mắc bệnh viêm dạ dày không nên ăn lựu.
Bị sâu răng nên đánh răng sau khi ăn.
Người bị bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
Trẻ con ăn nhiều lựu có thể gây nóng trong người.