Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022 Xác sơ vườn điều đã mất mùa còn rớt giá, nông dân để trái rụng cũng không buồn thu hoạch VINACAS kiến nghị 9 giải pháp gỡ khó cho ngành điều |
![]() |
Loại hạt được ví như thực phẩm ”vàng”, đem xuất khẩu thu về 328 triệu USD trong tháng 9 |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 9, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 60.000 tấn, tương ứng 328 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 40% về trị giá so với tháng 9/2022.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều ước đạt 456.000 tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 20% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù có sự tăng trưởng về khối lượng, kim ngạch, giá điều xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn cùng kỳ các năm trước. Trong tháng 9, giá điều xuất khẩu ước đạt 5.474 USD/tấn, giảm 10,5% so với tháng 9/2022.
Bình quân 9 tháng đầu năm, giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 5.722 USD/tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm ngoái. Theo yếu tố chu kỳ, hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều phục vụ cho các dịp lễ, tết sẽ tăng mạnh.
Ngay từ tháng 8, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trở lại. Ngành điều Việt Nam đặt kỳ vọng lớn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam trong hai ngày 10 – 11/9.
Ông Trần Hữu Hậu, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết ngành điều Việt Nam đã có chỗ đứng ở Mỹ nhiều năm nay, nhu cầu của thị trường này khá ổn định.
Sau khi Việt Nam – Mỹ nâng cấp quan hệ, Vinacas kỳ vọng là doanh nghiệp hạt điều có thể tiếp cận những công nghệ, dây chuyền hiện đại của Mỹ, phục vụ cho định hướng mới của ngành, đó là tập trung vào chế biến, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng, thay vì điều nhân như hiện nay.
![]() |
Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh |
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hiện ngành điều vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều chưa chủ động được nguồn nguyên liệu; nguồn cung hạt điều thô mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến của tỉnh, trong khi 70% nguyên liệu hạt điều thô phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ Indonesia, Campuchia, châu Phi. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất-chế biến-kinh doanh chưa chặt chẽ; nhiều cơ sở chế biến điều ở quy mô siêu nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế.
Một nghịch lý là trong khi Việt Nam là nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới thì những năm gần đây, lượng nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam để làm thêm một vài công đoạn rồi xuất khẩu lại tăng nhanh. Đây là hệ quả của việc cho phép nhập khẩu điều nhân vào Việt Nam mà không áp dụng kèm theo các biện pháp bảo vệ ngành chế biến điều trong nước.
Một vấn đề “nổi cộm” của ngành điều là trong năm vài năm trở lại đây, doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, hồ tiêu liên tục gặp sự cố lừa đảo. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, thông thường khi xuất khẩu, các doanh nghiệp phải thực hiện giao dịch qua LC (thư tín dụng thanh toán). Đây là giao dịch đảm bảo sự an toàn, bởi người mua phải có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho bên bán. Sau khi LC được phát hành, phía nhà nhập khẩu phải ký quỹ 100% trị giá hoặc một số tiền tương ứng tại một thời điểm cụ thể để đảm bảo nhà xuất khẩu được thanh toán đúng hợp đồng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu điều đều gặp khó vì phía đối tác thường giao dịch số lượng lớn và không muốn phối hợp giao dịch, ký quỹ. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận ký hợp đồng không cần đối tác ký quỹ, mà ủy thác cho ngân hàng ở nước của đối tác nhập khẩu nhận tiền thanh toán, rồi giao hồ sơ lô hàng cho đối tác ra cảng nhận hàng. Dẫn đến dễ dàng bị lừa ngay cả hồ sơ đến ngân hàng phía người mua, khi ngân hàng đó cấu kết với đối tác mua hàng để lừa đảo.
Số vụ lừa đảo xảy ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Với tình hình hiện nay, Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp cần chọn lọc đối tác để bán hàng. Đối với khách hàng mới, doanh nghiệp xuất khẩu nên trao đổi với Hiệp hội Điều Việt Nam để phối hợp với thương vụ Việt Nam tại nước sở tại thẩm định năng lực, cũng như thông tin khách hàng để đảm bảo đó là giao dịch an toàn.
Về giải pháp mang tính chiến lược để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp ngành điều, cần phải chuyển mạnh sang chế biến sâu với những sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu khác nhau của “người tiêu dùng cuối cùng”.
![]() |
![]() |
![]() |