Cá tầm là loài cá quý tộc |
Cá tầm là loại cá được nhiều người biết đến với cái tên khoa học là Acipenser, loại cá này sẽ bao gồm 21 loài khác nhau. Cá tầm là một loại cá nước ngọt có kích thước rất lớn và tuổi thọ có thể lên đến 150 năm.
Cá tầm cũng là một loại cá được xếp vào chi cá sụn. Chúng có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da của nó rất dày, nhám và có độ dai nhất định. Miệng của cá tầm nhỏ và không có răng, bù đắp cho khoảng đó chính là cái mũi nhọn dài có 2 đôi râu cứng giúp chúng tìm kiếm mồi.
Tùy vào từng loài cá tầm khác nhau thì sẽ có tuổi thọ và màu sắc riêng biệt. Càng phát triển thì màu sắc của chúng sẽ dần biến đổi. Thức ăn chủ yêu của loài cá này chính là những loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch và ô xy hòa tan cao, tốt nhất trên 6 mg/lít. Nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng của cá tầm từ 18 - 27 độ C. Cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh.
Có thể nói nhiệt độ là yếu tố môi trường quan trọng mang tính quyết định đến bố trí thủy vực nuôi trồng. Cá tầm là đối tượng dễ nuôi, có thể nuôi theo các hình thức như nuôi ao nước chảy và trong lồng hồ chứa, nuôi công nghiệp (nước chảy tuần hoàn).
Trên địa bàn thị xã Sa Pa (Lào Cai) hiện có hơn 300 cơ sở nuôi cá nước lạnh, trong đó có 8 cơ sở sản xuất cá giống quy mô lớn, mỗi năm cung cấp cho thị trường 5,7 triệu con giống.
Từ đầu mùa đông đến nay, nhiệt độ thấp nhất ở trại cá là 1 độ C, trong khi nhiệt độ lý tưởng để ương cá giống là 14 - 15 độ C.
Anh Nguyễn Đức Thuận, thị xã Sa Pa (Lào Cai) vận hành hệ thống bể điều hòa |
Trại cá giống của anh Nguyễn Đức Thuận, thuộc tổ 4, phường Sa Pả phải vận hành hệ thống bể điều hòa với hai điều hòa tổng cân bằng nhiệt độ mặt nước sau đó dẫn bằng đường ống tới các bể, có thời điểm còn phải sử dụng sục làm ấm nước những ngày giá rét. Mỗi tháng, riêng chi phí cho hệ thống điều hòa nguồn nước là 20 triệu đồng.
Anh Thuận cho biết thêm, Sa Pa đang trong thời điểm giá lạnh, do vậy tôi và công nhân của trại cá nhiều đêm không ngủ để canh nhiệt độ và có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tỷ lệ trứng nở, hạn chế thấp nhất tình trạng con giống không đạt chất lượng.
Năm 2019, vì chưa làm chủ được kỹ thuật điều hòa nhiệt độ nên gia đình bị thiệt hại, tỷ lệ cá dị tật cao, cá chết nhiều.
Cũng như gia đình anh Thuận, anh Hưng ở Ô Quý Hồ cho biết, thời điểm nhiệt độ ở Ô Quý Hồ xuống thấp nhất là -1 độ C, xuất hiện băng giá. Trong điều kiện thời tiết như vậy, gia đình anh Hưng phải vận hành hệ thống điều hòa cân bằng nhiệt độ nguồn nước, những ngày nhiệt độ giảm sâu, phải kết hợp cả biện pháp thổi khí nóng để đảm bảo nhiệt độ ổn định cho nguồn nước.
Ngoài ra, do nguồn điện ở địa phương không ổn định, gia đình anh Hưng phải dự phòng hệ thống điều hòa thủ công chạy bằng than củi, than tổ ong. Mùa đông, gia đình anh Hưng tốn 26 triệu đồng/tháng để vận hành hệ thống điều hòa nước.
Năm 2022, những người nuôi cá hồi, cá tầm ở thị xã Sa Pa thắng lớn. Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa, sản lượng cá nước lạnh trên địa bàn trong năm ước đạt 655 tấn, tăng 95 tấn so với năm 2021, giá bán bình quân cá hồi đạt 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg, có thời điểm đạt 400.000 đồng/kg, cá tầm 200.000 đồng - 260.000 đồng/kg.
Du lịch hồi phục nên thị trường tiêu thụ cá nước lạnh ổn định, nhiều hộ đầu tư nuôi cá nước lạnh, kéo theo nhu cầu về con giống tăng cao. Giá cá giống bình quân 5.000 đồng/con đối với cá hồi, 10.000 đồng/con đối với cá tầm.
Cá tầm giá bao nhiêu
Cá tầm được xem là một trong các loài cá thượng hạng. Tùy vào từng thời điểm và chất lượng thịt mà giá của cá tầm có thể dao động khác nhau.
Mức giá trung bình của các sản phẩm từ cá tầm như sau, giá cá tầm nguyên con, tươi sống có giá trung bình 280.000 đồng/1kg. Với phần cá tầm bảo quản lạnh thường bán với giá trung bình khoảng 220.000 đồng/1kg.
Trứng cá tầm được bán ra thị trường với giá khoảng 150 - 200 triệu đồng/1kg đối với loại thường và gần 1.8 tỷ/1kg đối với trứng cá tầm trắng. Đây được xem là loại thực phẩm xa xỉ nhất thế giới. Nguyên nhân của điều này là do số lượng cá tầm ngày càng giảm. Đồng thời cá tầm phải mất tới 20 năm mới có thể sinh sản, các công đoạn khai thác trứng cũng rất phức tạp.