Cây rau mùi có tên khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ... |
Cây rau mùi có tên khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy, tên khoa học là Coriandrum sativum L. Là loại cây thân thảo, họ Cần (Apiaceae), sống hằng năm và có xuất xứ từ các nước Tây Nam Á, châu Phi.
Rau mùi thuộc loại cây thân thảo, cao từ 20 - 60cm, thân mảnh, nhẵn ở phần trên phân nhánh. Hình dáng cây rau mùi giống cải trời. Lá rau mùi có cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng 1 - 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng.
Cây rau mùi có hai loại cây rau mùi bông vàng và cây rau mùi bông trắng, cụm hoa tán kép. Quả có hình cầu, nhẵn, dài khoảng 3mm, được chia thành 2 nửa tách biệt, mỗi nửa có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng.
Ở Việt Nam, cây rau mùi thơm được dùng để ăn sống hoặc làm gia vị nêm các món nộm, súp, canh, salad... điều chế các loại nước sốt, trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá.
Tại các nước ven Địa Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ cây rau mùi được trồng với quy mô lớn để lấy tinh dầu cung cấp cho ngành công nghiệp nước hoa và lấy quả để làm thuốc. Bên cạnh đó, các bộ phận như thân, rễ, lá rau mùi cũng được sử dụng làm dược liệu.
Ngày xưa người Nhật vốn không chuộng những nguyên liệu ngoại nhập, một phần do ẩm thực bản địa đã quá đặc sắc và phần kia đến từ lòng tự hào dân tộc to lớn. Khi ấy rau ngò đang dần "du nhập" từ các nước Đông Nam Á ra quốc tế, nhưng họ không hề thích chút nào mà còn phản ứng mạnh, không muốn cho loại rau này vào món ăn.
Ban đầu, người Nhật không thích rau ngò vì chúng đi ngược với nguyên tắc ôn hòa trong ẩm thực truyền thống. Họ luôn nấu ăn với tôn chỉ đặt sự hài hòa giữa các hương vị, không nhạt quá cũng không mặn quá để giữ nguyên tinh hoa của thực phẩm. Tuy nhiên rau ngò lại có mùi thơm hăng gắt, sẽ làm át đi toàn bộ các nguyên liệu còn lại trong món ăn đó.
Tuy nhiên theo thời gian, người Nhật dần biết thêm nhiều lợi ích của rau ngò, phần kia là do lớp trẻ có suy nghĩ thoáng hơn, nên họ bắt đầu đón nhận. Họ bắt đầu thay đổi quan điểm rằng, dù ăn rau ngò có thể không ngon nhưng ăn vào sẽ đẹp và khỏe ra. Chính vì vậy, người Nhật đã thay đổi và yêu thích loại rau này hơn bao giờ hết.
Báo chí nước ngoài viết về "cơn sốt ngò rí" (coriander craze) tại Nhật Bản, khẳng định các nhà hàng Nhật muốn bán chạy thì cứ bỏ rau ngò vào món ăn, càng nhiều càng tốt!
8 lợi ích sức khỏe ấn tượng khi ăn rau mùi:
Giúp hạ đường huyết
Lượng đường trong máu cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2. Hạt rau mùi, chiết xuất và dầu từ rau mùi để có thể giúp hạ đường huyết. Trên thực tế, những người có lượng đường trong máu thấp hoặc dùng thuốc trị tiểu được nên thận trọng khi ăn rau mùi vì nó rất hiệu quả trong việc hạ đường huyết.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy hạt rau mùi làm giảm lượng đường máu bằng cách thúc đẩy hoạt động của enzyme giúp loại bỏ đường ra khỏi máu. Hay một nghiên cứu khác trên chuột bị béo phì và lượng đường trong máu cao cho thấy với một liều duy nhất 9.1mg/trọng lượng cơ thể hoặc 20mg/kg chiết xuất từ hạt rau mùi là giảm lượng đường trong máu xuống 4mmol/L trong 6 giờ, và nó có tác dụng tương tự như thuốc đường huyết glibenclamide.
Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự rằng cùng một liều lượng chiết xuất hạt rau mùi làm giảm đường trong máu đồng thời tăng giải phóng insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường so với nhóm động vật đối chứng.
Giúp tăng cường miễn dịch
Rau mùi cung cấp một số chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Các chất chống oxy hoá này đã được chứng minh là có khả năng chống viêm trong cơ thể. Các hợp chất chống oxy hoá bao gồm: Terpinene, quercetin và tocopherols, có thể có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch và bảo vệ thần kinh (theo các nghiên cứu về ống nghiệm và động vật).
Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm cho thấy rằng các chất chống oxy hóa của chiết xuất của hạt rau mùi có thể làm giảm viêm và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu được tiến hành trên động vật và ống nghiệm cho thấy rau mùi có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao và mức cholesterol LDL (cholesterol có hại). Chiết xuất rau mùi dường như hoạt động như một chất lợi tiểu, giúp cơ thể thải ra lượng natri và nước dư thừa. Điều này có thể làm giảm huyết áp.
Hay một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng rau mùi cũng có thể giúp giảm cholesterol. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy những con chuột được ăn hạt rau mùi đã giảm đáng kể lượng cholesterol LDL (cholesterol có hại) và tăng cholesterol HDL (cholesterol có lợi).
Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng ăn các loại thảo mộc và gia vị cay nồng như rau mùi giúp giảm lượng natri, đồng thời có thể cải thiện sức khỏe của tim.
Bảo vệ sức khỏe bộ não
Các bệnh về não bao gồm: Parkinson, Alzheimer, và bệnh đa xơ cứng, có liên quan đến tình trạng viêm. Các đặc tính chống viêm của rau mùi có thể bảo vệ chống lại các bệnh này.
Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy chiết xuất rau mùi giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào thần kinh sau các cơn động kinh do thuốc. Điều này xảy ra thể là do đặc tính chống oxy hóa của rau mùi. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng lưu ý rằng rau mùi còn giúp cải thiện trí nhớ. Và rau mùi có thể cung cấp các lợi ích để ứng dụng cho bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, rau mùi cũng có thể giúp quản lý sự lo lắng. Các nghiên cứu tiến hành trên động vật đã chứng minh được rằng chiết xuất rau mùi có hiệu quả gần như Diazepam - là một loại thuốc lo âu phổ biến, giúp giảm các triệu chứng của tình trạng này.
Thúc đẩy tiêu hóa và sức khỏe đường ruột
Dầu được chiết xuất từ hạt rau mùi có thể tăng tốc và thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Một nghiên cứu thực hiện kéo dài trong 8 tuần được tiến hành ở 32 người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cho thấy 30 giọt thuốc thảo dược có chứa rau mùi dùng ba lần mỗi ngày cho kết quả làm giảm đáng kể đau bụng, đầy hơi và khó chịu so với nhóm giả dược.
Chiết xuất rau mùi được sử dụng như một chất kích thích sự thèm ăn trong y học truyền của Iran. Một nghiên cứu tiến hành trên chuột lưu ý rằng rau mùi giúp làm tăng sự thèm ăn so với chuột kiểm soát được cung cấp nước hoặc không có gì.
Chống nhiễm trùng
Rau mùi có chứa các hợp chất kháng khuẩn có thể giúp chống lại một số bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền qua thực phẩm. Dodecenal là một hợp chất trong rau mùi, chúng có thể chống lại vi khuẩn như Salmonella - là vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, một nghiên cứu tiến hành trong ống nghiệm cho thấy rằng hạt rau mùi là một trong số các loại gia vị ở Ấn Độ có thể chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với tác dụng của rau mùi nên được sử dụng trong các công thức kháng khuẩn. Bởi nó có khả năng chống lại các bệnh truyền qua thực phẩm và nhiễm trùng bệnh viện.
Bảo vệ làn da
Rau mùi có thể có một số lợi ích cho da, bao gồm cả phát ban nhẹ như viêm da. Trong một nghiên cứu, chiết xuất của rau mùi đã thất bại trong việc tự điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh nhưng có thể được sử dụng cùng với các hợp chất khác làm dịu tình trạng này như một phương pháp điều trị thay thế.Các nghiên cứu khác cũng lưu ý rằng các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau mùi có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào dẫn đến lão hóa da nhanh hơn, cũng như tổn thương da do bức xạ tia cực tím B.
Hơn nữa, những người sử dụng nước ép lá rau mùi cho các tình trạng da như mụn trứng cá, nám, dầu hoặc khô đều cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu về những sử dụng này vẫn thiếu cơ sở và căn cứ khoa học.
Dễ dàng sử dụng trong khẩu phần ăn
Tất cả các bộ phận của cây Coriandrum sativum đều có thể ăn được, nhưng hạt và lá của nó có vị rất khác nhau. Trong khi hạt rau mùi có hương vị đất, thì lá lại có vị cay và giống như cam quýt - mặc dù một số người thấy rằng chúng có vị như xà phòng.
Hạt rau mùi nguyên chất có thể được thêm vào các món nướng, rau ngâm, rau nướng và các món đậu lăng nấu chín. Quá trình chế biến sẽ làm ấm hạt rau mùi giải phóng mùi thơm.
Trong khi đó, lá rau mùi - còn được gọi là rau mùi, được sử dụng tốt nhất là để trang trí súp hoặc sử dụng trong món salad mì ống lạnh, đậu lăng, salsa cà chua tươi, hoặc các món mì Thái. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn chúng với tỏi, đậu phộng, nước cốt dừa và nước cốt chanh để tạo ra một hỗn hợp cho burritos, salsa hoặc nước xốt.