Kinh ngạc với trại nuôi dế 600m2 của chàng kỹ sư, doanh thu 700 triệu đồng/tháng

Là kỹ sư chuyên về hàn kết cấu được làm việc tại Nhật Bản, nhưng Đặng Đình Luân có một quyết định mà nhiều người cho là ‘dở hơi’ đó là về quê nuôi dế. Nhiều lần trắng tay vì dế bị bệnh nhưng chàng trai 29 tuổi vẫn không bỏ cuộc. Hiện trại dế của anh mỗi tháng bán ra tấn dế, doanh thu khoảng 700 triệu đồng.
Trại nuôi dế của Luân mỗi tháng cung cấp 3 tấn dế.
Trại nuôi dế của Luân mỗi tháng cung cấp 3 tấn dế.

Từ bỏ dự định ở Nhật, về quê khởi nghiệp từ dế

Sau 3 năm khởi nghiệp, dẫu có lúc thất bại hay chịu áp lực của nhiều lời đàm tiếu bên ngoài nhưng Đặng Đình Luân (29 tuổi, ngụ tại TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vẫn luôn khẳng định rằng quyết định khởi nghiệp với dế của mình là đúng đắn.

Đình Luân quê gốc ở Nghệ An, sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc ở TP.Vinh, anh có cơ hội sang Nhật. Với công việc làm kỹ sư chuyên về hàn kết cấu, anh Luân dự định sẽ định cư tại đất nước này để tiếp tục sự nghiệp khá rộng mở trong tương lai.

“Nhưng trong một lần nghỉ phép về thăm gia đình thì dịch Covid-19 bùng lên nên tôi phải chờ khi nào có lịch xuất cảnh mới bay đến Nhật được, nhưng tôi đợi mãi từ tháng 12.2019 đến tận tháng 5.2020 vẫn không thấy hồi âm”, Đình Luân kể lại.

Những chú dế tại trang trại của anh Luân.
Những chú dế tại trang trại của anh Luân.

Thời gian đó, hầu như không có công việc nào để làm nên Luân hay tìm hiểu các mô hình về vật nuôi, tình cờ anh bắt gặp được điểm thú vị ở mô hình nuôi dế mèn Thái vàng làm thực phẩm.

“Lúc đó, tôi chỉ định vừa làm, vừa chờ đến lúc có lịch xuất cảnh thì quay lại công việc cũ chứ chưa xác định là ở nhà hẳn. Nhưng sau 7 tháng tiếp xúc với con dế, tôi thấy mô hình này có tiềm năng và sự đón nhận của mọi người khá tốt nên quyết định gọi điện đến công ty xin dừng công việc”, anh Luân chia sẻ.

Anh Luân cho biết giá trị dinh dưỡng của dế không hề thua kém những thực phẩm truyền thống như sữa hay các loại thịt vì có hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và sắt rất tốt. Vòng đời dế rất ngắn chỉ khoảng 45 ngày và lượng thức ăn dế hấp thu để tạo ra thành phẩm cũng thấp hơn 1/12 so với gia súc và một nửa ở gia cầm. Diện tích nuôi chỉ cần chuồng nhỏ là có thể thả với mật độ dày nên rất tiết kiệm.

Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn Đắk Lắk làm nơi khởi nghiệp và quyết định chuyển giao kỹ thuật cho hơn 15 hộ dân, Đình Luân bày tỏ: “Vùng Tây Nguyên là thủ phủ của các loài cây công nghiệp, bà con thì một năm chỉ thu vụ một lần, nếu trong khoảng thời gian chờ vụ mới có thể tạo ra được một nguồn thu nhập khác cho họ thì rất tuyệt vời. Nên tôi mới nghĩ là mình sẽ tập trung vào thương mại sản phẩm này thật tốt sau đó chuyển giao kỹ thuật cho bà con nuôi thì sẽ một công đôi việc, vì mình vừa có thêm nguồn nguyên liệu, vừa tạo ra giá trị cho cộng đồng”.

Dế được nuôi trong chuồng khung sắt bọc nylon.
Dế được nuôi trong chuồng khung sắt bọc nylon.

Nếu thời điểm bắt đầu từ tháng 5.2020 chỉ với mảnh đất rộng 60 mét vuông cùng 65 triệu đồng khởi nghiệp thì sau hai năm rưỡi, Đình Luân đã có thêm trang trại với một văn phòng, một xưởng chế biến đóng gói tổng diện tích 600 mét vuông chuyên về các sản phẩm từ dế như dế tươi, dế sấy, thanh protein và bột dế.

Thị trường ban đầu chỉ bán cho người quen và các quán địa phương nhưng hiện tại đã trải dài từ Bắc vào Nam, có nhiều đại lý phân phối độc quyền ở 15 tỉnh thành. Sản lượng bán ra mỗi tháng tầm 3 tấn dế với doanh thu dao động từ 400 - 700 triệu đồng.

Từng trắng tay nhưng vẫn bám trụ với con dế

Thời điểm bắt đầu với những con dế, Đình Luân gặp vô vàn khó khăn, bởi vì dế không phải nơi nào cũng có thể nuôi được, đây là loài biến nhiệt theo nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của dế. Và đã có lúc mô hình thất bại khiến Đình Luân hầu như mất phương hướng hoàn toàn.

“Năm 2021, trại dế bị dịch bệnh lạ khiến dế chết sạch mà tôi không biết nguyên nhân chính xác và đến bây giờ vẫn không tìm ra vì không tìm được tài liệu chuyên môn nào. Lúc đó tinh thần tôi vô cùng khủng hoảng, khi ấy thiệt hại tầm 60 triệu đồng khiến tôi thất vọng về niềm tin con đường mình đi, vì nếu chỉ cần thêm 2-3 lứa nữa vẫn như thế thì tôi không thể gồng thêm được”, anh Luân nhớ lại.

Thời điểm bắt đầu với những con dế, Đình Luân gặp vô vàn khó khăn.
Thời điểm bắt đầu với những con dế, Đình Luân gặp vô vàn khó khăn.

Ngoài ra, công việc mà Luân lựa chọn cũng vấp phải rất nhiều sự ngăn cản và định kiến, mọi người bày tỏ sự thất vọng khi anh từ bỏ công việc lương cao để về quê “nuôi thứ không ai nuôi, bán thứ không ai muốn lấy” nên trên hành trình của Luân, anh đều tự đi một mình.

“Khi đối mặt với khó khăn, để không phải chịu những lời dị nghị đó thì mình phải làm sao chứng minh được con đường mình đi là đúng đắn, có tiềm năng và có tương lai. Vậy cách nhanh nhất là cố gắng gấp 2, gấp 3 sức lực, đó chính là cách mà tôi đã cố gắng”, Đình Luân nói.

Anh Nguyễn Văn Thắng (24 tuổi, chuyên viên bộ phận marketing của Hoa Mặt Trời Farm), đồng nghiệp anh Luân cho hay: “Luân là người ham học hỏi, nhiệt tình trong công việc và ngoại giao tốt. Mỗi ngày Luân làm việc từ sáng sớm đến khuya, lại vừa nuôi dế vừa học thêm ngành Thương mại điện tử ở Trường ĐH FPT để bổ sung thêm kiến thức truyền thông”.

Dế được sấy và đóng gói.
Dế được sấy và đóng gói.

Là khách hàng thân thiết với các sản phẩm từ dế của Luân, chị Phạm Tố Trinh (40 tuổi, ngụ tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Vài lần thấy Luân mời dùng sản phẩm thì hơi e ngại vì dế là côn trùng nên cũng từ chối không dám ăn. Nhưng bằng sự kiên trì và sự nhiệt tình của Luân thì tôi cũng quyết định thử và thấy hợp khẩu vị, dế rất dễ ăn, giá tương xứng với chất lượng. Tôi thấy Luân là một người trẻ rất nhiệt huyết với công việc, nhìn thấy tiềm năng phát triển của những mô hình độc lạ”.

Khi được hỏi về việc khởi nghiệp ở quê sao cho đúng, chàng trai khởi nghiệp với dế bày tỏ: “Bỏ phố về quê là xu hướng từ rất lâu, nhưng lại có nhiều người không theo lý trí mà a dua theo đám đông. Kỳ vọng về quê để yên bình nhưng lại không thể “đầu tắt mặt tối”, “dãi nắng dầm mưa”, nếu không có kế hoạch chi tiết, tìm hiểu công việc thì bỏ việc về quê sẽ vô ích, độ phấn đấu sẽ mất dần theo tuổi trẻ nên rất nguy hiểm”.

Luân luôn tận tình giải đáp thắc mắc của mọi người.
Luân luôn tận tình giải đáp thắc mắc của mọi người.

Trong mỗi hoàn cảnh khó khăn, Đặng Đình Luân đã nỗ lực tìm những giải pháp vượt qua. Khi quyết định khởi nghiệp nuôi dế, rồi những khi thất bại, anh vẫn không bỏ cuộc. Thành công từ mô hình nuôi dế của Đình Luân là từ sự đầu tư bài bản, nắm chắc kỹ thuật và chủ động chế biến dế để đa dạng sản phẩm theo nhu cầu thị trường./.

Kim Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều

Tổng sản lượng vải (Hải Dương) dự kiến năm 2025 đạt khoảng gần 60.000 tấn, trong đó vải sớm chiếm 31.500 tấn, chính vụ khoảng 23.500 tấn. Việc sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản tuân thủ theo quy trình an toàn, với 721 ha được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Bắt mắt, thơm ngon với 135 món ăn từ thanh trà Vĩnh Long

Ngày hội thanh trà không chỉ là cơ hội thưởng thức những trái thanh trà ngon, những sản phẩm chế biến từ thanh trà mà còn là dịp để các nhà vườn, các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Mã số vùng trồng đưa nông sản chủ lực địa phương "bay" xa

Với những quy định khá ngặt nghèo, mã số vùng trồng đang góp phần tăng sức canh tranh cho các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, thúc đẩy liên kết, hình thành các chuỗi giá trị bền vững và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản ở cả trong nước và xuất khẩu.
Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản. Đồng thời, phát triển nền nông nghiệp tập trung, sạch, hữu cơ an toàn, truy xuất nguồn gốc, từng bước ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Giữ gìn và phát huy nghề đan lát cỏ tế truyền thống

Trong bối cảnh hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống như đan lát cỏ tế là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội khẳng định bản sắc và giá trị văn hóa độc đáo của mình.
Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Xác lập kỷ lục 135 món ẩm thực chế biến từ thanh trà

Tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Hà Nội và Thái Nguyên liên kết phát triển văn hóa trà và tuyến đường sắt

Tỉnh Thái Nguyên vừa cho ra mắt sản phẩm du lịch gắn với văn hóa trà và tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Việt Nam – Đi để yêu”.
Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Trong 8 năm, Đề án Tây Bắc đã phát hiện và đánh giá 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn vàng.
Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Sau nhiều năm không ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, mới đây, các viên chức thuộc phòng Khoa học và Bảo tồn thiên nhiên – Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện trà mi hoa vàng, một loài thực vật cực kỳ quý hiếm thuộc họ Chè, tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Để được cấp mã số vùng trồng, nông sản TP. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) phải được sản xuất theo một quy trình nhất định với những yêu cầu về diện tích, điều kiện canh tác, sổ sách ghi chép, vệ sinh đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất, về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Bằng nhiều biện pháp triển khai, các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).... đã từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh Sơn La hội nhập trong nước và quốc tế.
Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Trong xu hướng chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, các làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nam cũng không thể ngoại lệ. Để phát triển làng nghề, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

Trong bức thư chúc mừng tỉnh Bạc Liêu và tất cả những người làm muối khắp mọi miền đất nước nhân sự kiện Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ nhất đang diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6 đến 8/3, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan viết “Nhìn những cánh đồng muối lấp lánh dưới ánh mặt trời, chợt nhớ đến câu nói của một người làm muối lớn tuổi: “Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”.
Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

An Nhơn (Bình Định) là "đất hai vua", có điều kiện để quy tụ nghệ nhân giỏi khắp nơi, hình thành những làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm qua. Trong đó, có nghề làm bún song thằn "tiến vua" nổi tiếng.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28/2/2025 , Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động