Kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với điện mặt trời áp mái Hỗ trợ Hà Tĩnh, Quảng Bình khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão lũ Yên Bái đạt nhiều bước tiến mới nhờ sản phẩm OCOP |
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, hiện diện tích cây ăn quả của tỉnh chiếm hơn 12% tổng diện tích cây ăn quả vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ đứng sau TP Hà Nội và tỉnh Hải Dương. Sản lượng cây ăn quả toàn tỉnh hiện nay đạt gần 200.000 tấn.
Đáng nói, hiện thị trường tiêu thụ hoa quả của Hưng Yên tới 98% vẫn là nội địa. Phần lớn sản phẩm quả ở Hưng Yên tiêu thụ tại thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh... Ngoài kênh phân phối là hệ thống siêu thị lớn còn bán lẻ qua các chợ truyền thống ở khắp các tỉnh.
Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên |
Những năm gần đây, tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản để các cơ sở kinh doanh hoa quả tại Hà Nội, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành trong cả nước đến Hưng Yên trực tiếp khảo sát, chứng kiến quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Việc xuất khẩu nông sản của Hưng Yên còn rất hẹn chế, một số nông sản chất lượng cao như nhãn lồng, chuối tiêu hồng đã từng bước tiếp cận được các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Australia.... mang lại cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản hàng hóa Hưng Yên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
Trước thực trạng trên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết, tỉnh giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh đảm nhiệm triển khai đề án "Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh hàng hóa tập trung giai đoạn 2020 - 2025" . Đề án sẽ xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả, hoa, cây cảnh an toàn, chất lượng cao theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm quy mô lớn tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hưng Yên hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn |
Từ nay đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ mở rộng diện cây ăn quả toàn tỉnh lên 17.500 ha; trong đó, ổn định diện tích nhãn là 5.000 ha; bưởi và cây có múi, vải, ổi, chuối... mỗi loại từ 2.000 - 2.500 ha, hoa 1.500 ha, cây cảnh 1.000 ha. Phấn đấu 100% diện tích của vùng sản xuất tập trung từ 5 ha trở lên; đồng thời, thực hiện theo chuỗi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và được sản xuất, chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.
Theo đó, cây ăn quả, hoa cây cảnh phát triển theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, đạt năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật trong sơ chế, chế biến nhãn, vải; coi trọng "chế biến sâu" nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm.
Đặc biệt ưu tiên ứng dụng các công nghệ an toàn, hữu cơ tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường như: nhà lưới, nhà kính, tưới nước; sử dụng công nghệ tự động hoá, hệ thống cảm biến điều khiển ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ tự động; công nghệ tưới phun; kết hợp bón phân tự động theo nhu cầu dinh dưỡng của cây; đồng thời khuyến khích liên kết, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm.