Hoa cứt lợn là một loại thực vật có thân mềm, cao trung bình khoảng 25 – 50 cm, thân cây màu xanh hoặc tím xanh, bên ngoài phủ một lớp lông nhung ngắn màu trắng. Lá cây hình trứng, có cuống ngắn, hai bên mép lá có hình răng cưa tròn màu xanh lục. Hoa của loài cây này thường mọc từng chùm ở đầu cành, có màu tím hoặc màu trắng, ở mỗi bông đều có cánh nhỏ li ti.
Cũng giống với các loại cây khác như cây chó đẻ, cây nhọ nồi, cây xuyến chi,… người ta không dùng cây cứt lợn để làm thực phẩm hay thức ăn cho gia súc. Mà thay vào đó loài cây này có khá nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Hoa cứt lợn là một loại cây mọc dại ở làng quê Việt Nam
Theo Đông Y hoa cứt lợn có vị cay nồng, hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu sỏi, thải độc, giảm xung, chống chảy máu được dùng nhiều trong việc chữa trị một số căn bệnh sau:
Cây hoa cứt lợn được biết đến nhiều trong việc chữa bệnh viêm xoang
Theo y học hiện đại các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hoa cứt lợn có nhiều tinh dầu có chứa lượng lớn chất phenol. Các hợp chất này có thể dùng làm thuốc chống phù nề , thuốc chống viêm, dị ứng, góp phần hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh viêm xoang.
Nguyên liệu: Một vài cây cứt lợn có hoa màu tím, 1 lọ nhỏ mắt rỗng
Thực hiện:
Làm sạch lọ nước nhỏ mắt, tiệt trùng bằng nước sôi
Cắt bỏ rễ cây cứt lợn, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 10 -15 phút
Rửa sạch lại với nước sạch và để ráo nước
Giã nát cây cứt lợn vắt lấy nước cốt sau đó cho vào lọ nước nhỏ mắt, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
Một ngày người bệnh nhỏ 3 – 4 lần nước hoa cứt lợn, mỗi lần 4 – 6 giọt. thực kiên trì, đều đặn, mỗi ngày giúp làm thông thoáng mũi và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra.
Cây hoa cứt lớn hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày
Một số tài liệu cho rằng khi kết hợp cây hoa cứt lợn với một số vị thuốc Đông Y có thể phòng chống cũng như hỗ trợ trong việc điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày bằng cây hoa cứt lợn
Nguyên liệu: Cây cứt lợn: 20g, Kim nữu khấu: 30g, Dạ hương ngư: 30g, Nhọ nồi: 30g
Thực hiện:
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó để ráo nước
Giã nát hỗn hợp các vị thuốc ở dạng tươi sau đó vắt lấy nước cốt để uống
Uống mỗi ngày 2 lần, sau khi ăn khoảng 30 phút
Cây hoa cứt lợn chữa bệnh viêm họng
Trong các thành phần của cây cứt lợn có chứa kaempferol, có tác dụng chống viêm, kháng lại các gốc tự do gây hại, tăng cường sức đề kháng của con người và có nhiều tác dụng khác. Do vậy, người xưa hay sử dụng cây hoa cứt lợn để chữa viêm họng.
Nguyên liệu: Cây hoa cứt lợn: 20g, Kim ngân hoa: 20g, Cam thảo đất: 16g, Lá giẻ quạt: 6g
Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc cùng 300ml nước, chia làm 2 lần uống hết trong ngày
Cây hoa cứt lợn chữa bệnh sỏi tiết niệu
Lợi ích của chất quercetin có trong lá cây hoa cứt lợn là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ chống lại các tế bào gốc tự do, do đó rất tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường, sỏi thận, cao huyết áp,…
Nguyên liệu: Hoa cứt lợn: 20g, Mã đề: 20g, Kim tiền thảo: 16g, Râu ngô: 12g
Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên để sử dụng trong ngày, mỗi ngày chia thành 2 – 3 lần để uống. Kiên trì sử dụng đều đặn trong một tháng để phát huy được hiệu quả chữa bệnh.
Cây hoa cứt lợn có tác dụng mạnh cho việc chữa bệnh Eczema, chốc đầu
Như ta đã biết trong cây cứt lợn có chứa một lượng tinh dầu cao với các thành phần giúp kháng viêm, sát khuẩn,…nên nó có công dụng rât hiệu quả trong việc chữa trị bệnh chốc đầu ở trẻ em.
Thực hiện: Sử dụng phần hoa của cây cứt lợn đun sôi, sau đó chờ nước nguội và gội đầu cho bé. Mỗi ngày bạn nên gội đầu cho bé một lần sau khoảng hai tuần thì bệnh chốc đầu của bé sẽ được chữa khỏi.
Uống nước đun hoa cứt lợn khô trị sốt rét, cảm lạnh
Trong thành phần của cây cứt lợn có chứa một lượng lớn chất alkaloid, chất này có tác dụng dược lý vô cùng phong phú như chống sốt rét, chống ung thư, chống loạn nhịp,…nên loại cây này có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh sốt rét, cảm lạnh.
Cách chữa sốt rét, cảm lạnh bằng hoa cứt lợn khô:
Dùng 20g nguyên liệu ở dạng khô nấu với 500ml nước đến khi lượng nước còn khoảng hơn 1/3 lượng nước ban đầu. Chia lượng thuốc sắc được thành 2 lần uống trong một ngày.
Dùng lá hoa cứt lợn để chữa vết thương, mụn nhọt, mưng mủ
Theo nghiên trong tinh dầu của cây hoa cứt lợn có chưa caryophyllene có tác dụng chống lão hóa, sát khuẩn, giúp trị mụn hiệu quả, giảm sẹo và làm đẹp da. Do vây, cây hoa cứt lợn có nhiều tác dụng trong việc điều trị các vết thương, trị mụn nhọt cho người bệnh.
Nguyên liệu: Chuẩn bị một nắm cây hoa cứt lợn, 1 ít cơm nguội, 1 thìa cà phê muối
Thực hiện:
Rửa sạch cây hoa cứt lợn bằng nước muối, cắt nhỏ
Trộn cây hoa cứt lợn đã cắt nhỏ với cơm nguội và 1 thìa muối, sau đó giã nát
Dùng thuốc đắp trực tiếp lên khu vực có mụn nhọt, mưng mủ
Dùng băng gạc cố định, thay thuốc 2 lần một ngày
Hoa cứt lợn có nhiều tác dụng trong việc chữa trị một số bệnh lý theo Đông y
Những lưu ý khi sử dụng hoa cứt lợn
Mặc dù là loại thảo dược chữa được nhiều bệnh lý tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì cây hoa cứt lợn cũng cho những tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể.
Thứ nhất, tránh nhầm lẫn cây cứt lợn với cây cỏ lào và cây ngũ sặc bởi ba loại cây này có hình dạng hơi giống nhau
Thứ hai, không nên sử dụng đối với những người bị dị ứng với các thành phần của cây cứt lợn
Thứ ba, nên sử dụng đúng liều lượng tuyệt đối không được nấu nước cây cứt lợn để sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc.
Thứ tư,trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối nhất.
Lê Thoa (Theo HHTH)