Chủ thể OCOP cần biết gì về tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm? Chương trình OCOP – Mỗi xã một sản phẩm là gì? Hà Nội thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây” hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP |
Cơ sở của các nguyên tắc
03 nguyên tắc: Hành động địa phương hướng đến toàn cầu; Tự lực, tự tin và sáng tạo; Đào tạo nguồn nhân lực được đặt ra dựa theo quan điểm và mục tiêu của chương trình OCOP, nhằm “phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị”.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này được kỳ vọng thúc đẩy phát triển “nội sinh” đối với kinh tế nông thôn dựa vào nguồn lực địa phương và cộng đồng, không phụ thuộc vào các nguồn lực “ngoại sinh” như hỗ trợ của nhà nước hoặc đầu tư của các công ty, tổ chức bên ngoài.
Các nguồn lực cộng đồng chính như tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... đến quản trị, chiến lược phát triển, phân chia lợi ích sẽ quyết định đến đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
03 nguyên tắc nói trên được đề ra nhằm nâng cao nguồn lực của cộng đồng tại địa phương.
![]() |
03 nguyên tắc của chương trình OCOP |
Hành động địa phương hướng đến toàn cầu
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm vừa mang đặc thù địa phương, vừa phù hợp tiêu chuẩn và thị hiếu của người tiêu dùng ở cấp độ toàn cầu.
Với nguyên tắc này, việc khai thác tiềm lực của địa phương cần được xác định là một khía cạnh cơ bản và quan trọng của sản phẩm. Sản phẩm cần chứa đựng và thể hiện được “hương vị và văn hóa” của địa phương mình, phản ánh niềm tự hào của văn hóa địa phương. Các sản phẩm chứa càng nhiều yếu tố “địa phương” sẽ được đánh giá cao. Các yếu tố này có thể được thể hiện trong quá trình sản xuất, thành phẩm sản phẩm, trên bao bì sản phẩm hay trong câu chuyện sản phẩm khi giới thiệu tới người tiêu dùng.
![]() |
Nguyên tắc "Hành động địa phương hướng đến toàn cầu" |
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng cần được chú trọng định hình và phát triển phù hợp với tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh việc đáp ứng thị hiếu người dùng, các sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng của thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế như Oganic, GlobalGAP, EuroGAP, VietGAP... (tùy thuộc ngành hàng, nhóm sản phẩm). Đây là những điều kiện cơ bản để sản phẩm có thể được gia nhập thị trường tiêu thụ toàn cầu.
Các địa phương do đó cần tập trung vào tái cơ cấu, hỗ trợ thành lập mới, phát triển các tổ chức kinh tế tại cộng đồng như doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã để có pháp nhân công bố tiêu chuẩn chất lượng và tổ chức sản xuất ở qui mô lớn, hơn là phát triển các cá nhân, hộ gia đình đơn lẻ.
Tự lực, tự tin và sáng tạo
Nguyên tắc này đề cao tính tự lực của cộng đồng địa phương và quan điểm hỗ trợ của chính quyền địa phương.
![]() |
Nguyên tắc "Tự lực, tự tin và sáng tạo" |
Chương trình OCOP xuất phát từ người dân với khởi điểm là ý tưởng sản phẩm của người dân. Sau đó, hội đồng OCOP địa phương mới đồng hành và hỗ trợ người dân trong việc triển khai ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm dựa trên nguồn lực cộng đồng.
Do đó, người dân địa phương sẽ là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các sản phẩm OCOP. Khi tự lực, tự tin và sáng tạo, người dân sẽ có cách hành động phù hợp trong lựa chọn sản phẩm của địa phương mình và tổ chức sản xuất chúng một cách hiệu quả nhất. Sự độc lập sẽ kích thích tính sáng tạo phát triển một cách tối đa trong cộng đồng dân cư khi tham gia Chương trình.
Bên cạnh đó, hệ thống chính trị cũng cần kiến tạo môi trường sáng tạo cũng như tâm thế tự lực tự tin cho người dân để tăng tiềm lực cộng đồng.
Đào tạo nguồn nhân lực
Nguyên tắc thứ ba nhấn mạnh vào việc phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. Có thể nói đây là nguyên tắc cơ bản ban đầu của chương trình OCOP.
Theo đó, người dân và cán bộ địa phương được kỳ vọng sẽ có khả năng tự cả thiện kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, không phụ thuộc vào các nguồn tài trợ và đầu tư bên ngoàn để sản xuất và phát triển sản phẩm.
![]() |
Nguyên tắc "Đào tạo nguồn nhân lực" |
Các cán bộ đja phương và các chủ thể sản xuất cần được đào tạo về tiềm lực cộng đồng tại địa phương, khả năng lãnh đạo, các tiêu chuẩn của thị trường cũng như các kiến thức về sản xuất kinh doanh, tạo ra, phát triển và nâng cấp sản phẩm. Việc nâng cao trình độ cán bộ và quản lý tại địa phương cũng như tại các cơ sở sản xuất là một trong những điều thiết yếu để sản phẩm nhanh chóng được định hình đạt chuẩn cũng như hoạt động sản xuất được thực hiện theo quy trình hợp lý, tận dụng được tài nguyên cộng đồng.
Bên cạnh đó, cũng cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại cộng đồng, như nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người dân. Với nguồn nhân lực tận tâm và lành nghề, các sản phẩm OCOP sẽ dễ dàng đạt tiêu chuẩn hơn.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP Việt Nam có nguồn gốc từ chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” – OVOP Nhật Bản. Ba nguyên tắc trên cũng là các nguyên tắc chính của chương trình OVOP. Các nguyên tắc này được Bộ NN&PTNT đưa ra trong đề cương đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, theo Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/06/2017. |