Gừng ngâm giấm, liều thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh 9 thực phẩm tăng khả năng miễn dịch trong mùa mưa bão Trồng loại gừng khổng lồ trên vùng khô hạn, người vùng cao rủng rỉnh thu tiền |
Gừng Kỳ Sơn cay nồng đậm vị |
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Người trồng gừng ở các huyện miền núi Nghệ An đang phấn khởi khi vụ này giá gừng tăng cao, đạt khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng không còn hàng để bán.
Tạp chí Kinh tế và Đồ uống phản ánh, từ tháng 2, đồng bào các dân tộc vùng cao Kỳ Sơn, Tương Dương bắt đầu thu hoạch gừng, nhưng bước sang tháng 6 mới là thu hoạch chính vụ. Khác với năm trước chỉ có hơn 4.000 đồng/kg, thì năm nay gừng được giá ngay từ đầu vụ, 10.000 đồng/kg lên tới 16.000 - 18.000 đồng/kg và hiện nay là 30.000 đồng/kg.
Tại bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, Tương Dương, Nghệ An, từ bắt đầu tháng 6 người dân tích cực thu hoạch gừng. Gừng ở các bản của xã Nhôn Mai sau khi thu hoạch, người dân đóng thành từng bao tải đưa đến địa điểm tập kết tại ngã ba Huồi Tụ, xe ô tô của thương lái thu mua với giá khoảng 10.000 đồng/kg.
Mấy năm nay sau Covid- 19 giá gừng xuống thấp nên nhiều người còn không đào gừng lên để bán, riêng năm nay do giá gừng tăng cao nên ngừi dân mới tập trung thu hoạch.
Lãnh đạo huyện Tương Dương cho biết, diện tích gừng của huyện không nhiều, chỉ khoảng 22 ha, tập trung ở một số xã như Nhôn Mai, Tam Hợp, Hữu Khuông... Năm nay giá gừng tăng cao mà thương lái đến mua tận nơi nên rất thuận tiện cho bà con, hiện tại gừng đã thu hoạch hết.
Người dân Kỳ Sơn thu hoạch gừng vụ mùa 2023 |
Nói đến thủ phủ gừng của Nghệ An thì không thể không kể đến Kỳ Sơn, với diện tích trồng hơn 800 ha, chủ yếu tập trung ở xã Na Ngoi, rải rác ở một số xã khác như Nậm Cắn, Keng Đu, Phà Đánh, Huồi Tụ, Tây Sơn... Do bà con trồng theo hình thức quảng canh trên nương rẫy nên năng suất gừng đạt khoảng 1,5 tấn/ha. Như vậy, sản lượng gừng của Kỳ Sơn hàng năm đạt khoảng hơn 1.200 tấn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào các dân tộc.
Tại bản Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn gừng là một trong những cây trồng cho thu nhập chính đối với bà con tại địa phương. Năm nay toàn xã trồng được 320 ha, bà con phấn khởi hơn vì gừng bán được giá cao, ngay từ đầu tháng 6 thương lái đã thu mua 18.000 đồng/kg, so với năm ngoái giá gừng năm nay tăng gấp 4, đến 5 lần.
Vì gừng bán được giá nên vào chính vụ bà con phấn khởi bán hết gừng cho thương lái nên đến nay khi giá gừng lên cao đến đỉnh điểm 30. 000 đồng/kg thì hầu như gừng trong bản đã hết.
Trả lời trên báo Công thương, ông Nguyễn Văn Luân - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (huyên Kỳ Sơn), cho hay, các năm trước gừng không tiêu thụ được trên thị trường, khiến sản phẩm gừng của Kỳ Sơn phải "giải cứu", thì năm nay giá gừng lại bất ngờ tăng cao, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Gừng năm nay được giá là nhờ xuất khẩu, trong khi gừng các nơi chưa vào vụ thu hoạch. Riêng hợp tác xã vụ này đã thu mua được 1.000 tấn, sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài, một phần chế xuất ra tinh dầu gừng.
"Do nhu cầu thị trường gừng đang cao, nên hiện nay hợp tác xã vẫn đến các địa phương thu mua gom gừng cho bà con. Tuy nhiên, đang vào cuối vụ, nên bà con thu hoạch được ít, mỗi ngày chỉ thu mua được vài ba tấn...", ông Luân nói.