Gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại

TH&SP Xuất khẩu gỗ dán Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng tốt bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, mặt hàng này cũng đối mặt với nhiều cáo buộc bán phá giá và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ hai thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Đây là thông tin được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cung cấp tại “Hội nghị thúc đẩy giao thương gỗ dán và MDF Việt Nam cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 6/7.



Gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại

Tại Hội nghị ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, gỗ dán là nguyên liệu tạo nên nhiều sản phẩm nội thất khác nhau. Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế nội thất gỗ phổ biến ở nhiều quốc gia đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp gỗ dán Việt Nam phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân khiến gỗ dán đối mặt với nhiều rủi ro về phòng vệ thương mại.

Rủi ro đối với mặt hàng gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ mà một số cơ quan chức năng và hiệp hội gỗ cảnh báo trước đó đã trở thành hiện thực.

Ngày 9/6 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức đưa ra quyết định điều tra ngành gỗ dán của Việt Nam. Cáo buộc phía Hoa Kỳ đưa ra là một số công ty nhập khẩu gỗ dán có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép đơn giản được xuất khẩu (XK) sang Hoa Kỳ với nhãn mác của Việt Nam để né thuế.

Quá trình điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ diễn ra trong vòng 300 ngày, bắt đầu kể từ ngày khởi xướng điều tra.

Trong thời gian điều tra, Chính phủ Hoa Kỳ có thể đưa ra các mức thuế tạm thời áp dụng đối với mặt hàng này của Việt Nam xuất vào Hoa Kỳ.

Dựa trên kết luận điều tra chính thức, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ quyết định có áp thuế chính thức hay không, và nếu có mức thuế này sẽ là bao nhiêu và áp dụng cho những nhóm đối tượng doanh nghiệp nào xuất khẩu từ Việt Nam.

Không chỉ có Hoa Kỳ, cuối năm 2019, Ủy ban Thương mại của Hàn Quốc (KTC) cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Quyết định điều tra được đưa ra dựa trên cáo buộc 6 công ty từ Việt Nam xuất khẩu gỗ dán vào Hàn Quốc đã vi phạm quy định về chống bán phá giá.

Ngày 24/4/2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ, theo đó mức thuế tạm thời được áp dụng đối với tất cả các sản gỗ dán từ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ ở mức 9,18-10,56% (tuy nhiên 6 công ty nằm trong diện điều tra có mức thuế cao hơn). Mức thuế tạm thời được áp dụng từ 29/5 tới 28/9/2020, khi Hàn Quốc đưa ra kết luận cuối cùng.

Gỗ dan Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại

Không chỉ có Hoa Kỳ, cuối năm 2019, Hà Quốc cũng đã chính thức ra quyết định điều tra đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

Hàn Quốc và Mỹ là hai thị trường XK gỗ dán chính của Việt Nam. Năm 2019, XK gỗ dán sang Mỹ đạt 518,6 nghìn m3, chiếm 29% về tổng lượng xuất và sang Hàn Quốc trên 819,1 nghìn m3, chiếm 40% tổng lượng xuất.

Đáng chú ý, năm 2019 có trên 390 đơn vị tham gia XK trực tiếp gỗ dán, trong đó chỉ có 3 công ty XK với lượng trên 50 nghìn m3/năm, nhưng có tới 200 đơn vị XK với lượng dưới 1 nghìn m3/năm.

Đồng thời, gỗ dán là 1 trong 5 mặt hàng nhập khẩu (NK) chính của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam nhập gần 520 nghìn m3 gỗ dán, đạt 213,5 triệu USD, trong 5 tháng đầu năm nhập trên 163,6 nghìn m3 với 64,6 triệu USD.

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường cung cấp gỗ dán chính cho Việt Nam, chiếm trên 86% về lượng và giá trị nhập. Năm 2019, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam trên 474,4 nghìn m3, đạt 188,1 triệu USD.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định xu hướng rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới.

Cũng theo ông Ngô Sỹ Hoài, nếu không chứng minh được nguồn gốc gỗ dán xuất khẩu vào Hoa Kỳ, gỗ dán Việt Nam có thể phải đối mặt với mức thuế chống lẩn tránh tương đương với mức thuế mà Hoa Kỳ đang áp lên gỗ dán của Trung Quốc là hơn 200% và kéo theo rủi ro tương tự cho các sản phẩm được làm từ gỗ dán như tủ bếp.

Còn theo ông Trịnh Xuân Dương, Chủ tịch Chi hội Gỗ dán, thông tin việc gỗ dán Việt Nam bị Hàn Quốc cáo buộc bán phá giá có thể do nhận định sai về chủng loại và giá thành. Cụ thể mặt hàng gỗ dán Việt Nam xuất vào Hàn Quốc có giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm sản xuất tại Hàn Quốc bởi hàng Việt Nam ở phân khúc thấp hơn.

Trong khi đó, gỗ dán Việt Nam bị Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại xuất phát từ việc chênh lệch thuế suất mà Hoa Kỳ áp lên hàng hóa Trung Quốc và Việt Nam quá lớn.

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần kết nối thông qua hiệp hội, cục phòng vệ thương mại để phản đối quyết định khởi xướng điều tra và chuẩn bị thông tin, dữ liệu để sẵn sàng ứng phó.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng khuyến cáo: Cần đánh giá chi tiết thực trạng của việc NK gỗ dán và sản xuất gỗ dán trong nước, điều này góp phần cung cấp thông tin cho chuỗi cung ứng nội địa. Việc đánh giá luồng cung NK, đánh giá luồng cung sản xuất nội địa có thể được thực hiện thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp tự khai báo, kết hợp với thông tin điều tra từ chính quyền địa phương và các hiệp hội nghề nghiệp địa phương.

Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát đối với các đơn vị NK và các đơn vị sản xuất nội địa. Quản lý rủi ro đối với nguồn gỗ dán là đầu vào đối với mặt hàng tủ bếp, cần phải có thông tin kịp thời về sự phát triển và chuyển dịch đầu tư đối với mặt hàng, tăng cường cảnh báo, chia sẻ thông tin,… để doanh nghiệp Việt Nam tránh được các rủi ro trong tương lai.

Minh Anh

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao cấp tại UAE, đặc biệt là các sản phẩm tôm và cá, ngành cá ngừ Việt Nam dự kiến sẽ có thêm cơ hội tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm nhờ vào ưu đãi từ CEPA.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Theo tính toán của cơ quan thuế, thu thuế thương mại điện tử năm 2024 có thể vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động