Năm 2021, quyết tâm nâng tăng trưởng GDP thêm 0,5 điểm phần trăm Hết năm 2020, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,65% SSI: Quý III trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng |
Năm 2021 - năm bản lề, khởi đầu cho kế hoạch 5 năm
Năm 2021 được coi là năm bản lề, khởi đầu cho kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Cũng khởi đầu năm mới 2021, nhiều sự kiện được đón chờ, gây chú ý nhất đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào tháng 1. Tiếp đó sẽ là bầu cử Quốc hội khóa mới vào tháng 5. Đây là những sự kiện sẽ quyết định những thay đổi lớn về kinh tế- xã hội trong những năm tới.
Trong tháng cuối cùng của năm 2020, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch 5 năm tới, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%.
Điều đáng lưu ý là quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây (điều chỉnh quy mô GDP làm cho GDP cao hơn 27% trong năm 2020 do khu vực kinh tế chưa được quan sát được đưa vào để tính GDP), do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan.
Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 |
Trong kế hoạch 5 năm sẽ có 2 giai đoạn, gồm giai đoạn phục hồi (2021-2022) và giai đoạn tăng tốc (2023-2025).
Dự báo về chính sách trong năm bản lề 2021, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt nam sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh các giải pháp khống chế dịch Covid-19.
Các chuyên gia phân tích của Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư, thuộc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn -SSI nhận định: “Năm 2021, Chính phủ vẫn tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách năm 2021 sẽ tiếp tục ở mức cao, kể cả theo số tuyệt đối do GDP theo giá hiện hành được điều chỉnh tăng".
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng phát, các chuyên gia kinh tế tiếp tục đưa ra các kịch bản. Trong đó có dự báo các đợt bùng phát dịch Covid-19 vẫn có thể xảy ra, do vậy, các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ khó thực hiện trong quý 1/2021, mà chỉ có thể được nối dần từ quý II/2021. Lượng khách du lịch quốc tế cũng sẽ tăng dần từ quý II/2021.
Dù nền kinh tế Việt Nam chịu thiệt hai bởi dịch Covid-19 thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nhưng thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và niềm tin người tiêu dùng giảm trong năm 2020.
Tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5%
SSI dự báo, tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5% so với năm trước (cao hơn kế hoạch của Chính phủ là 6%). Mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý II/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 (tăng đến khoảng hơn 7%).
Các chuyên gia đã phân tích các động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
Thứ nhất, đó là sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu có thể giúp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng cao hơn, do Việt Nam đã trở thành trung tâm có tầm quan trọng hơn trong hệ sinh thái công nghiệp chế biến chế tạo toàn cầu.
Trong quý IV/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tăng 6,3% so với cùng kỳ, riêng tháng 12, tăng 9,5% so với cùng kỳ, trong khi ngành sản xuất đạt tăng trưởng đáng kể ở mức 9% so với cùng kỳ.
Điều này xác nhận cho sự phục hồi về mặt sản xuất đã quay trở lại mức trước khi có dịch COVID-19.
Thứ hai, các tác động mạnh mẽ hơn từ các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP tác động tốt đến ngoại thương của Việt Nam.
Thứ ba, khi tăng trưởng đầu tư công quay lại mức bình thường, thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể trở lại vai trò dẫn dắt. Các chuyên gia khá thận trọng nhận định, câu chuyện tăng trưởng đầu tư công mạnh mẽ (hơn 40% so với cùng kỳ) năm 2020, tức là năm cuối của giai đoạn 5 năm. Trong năm 2021, các chuyên gia dự báo tăng trưởng giải ngân đầu tư công vẫn gặp thách thức nếu muốn tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy vậy, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tăng mạnh trở lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Qua cuộc trao đổi giữa với các công ty khu công nghiệp niêm yết trong nước, các chuyên gia phản ánh, nhiều công ty cho biết khách hàng của họ đã hoãn kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong năm nay do hạn chế đi lại.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI đăng ký trong năm 2020 chỉ giảm 8,7% so với cùng kỳ (tổng vốn FDI đăng ký khoảng 21 tỷ USD theo giá trị tuyệt đối, thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ USD). Điều này khiến triển vọng cho năm 2021 đầy hứa hẹn về dòng vốn FDI.
Thứ tư, tiêu dùng nội địa sẽ phục hồi từ năm 2021 tác động tốt đến tăng trưởng.
Thứ năm, các chuyên gia và nhà đầu tư đang chú ý một số hoạt động tái cấu trúc kinh tế như: Cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó rất nhiều luật mới sẽ có hiệu lực từ năm 2021 – như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Hợp tác công tư (PPP), Luật Bảo vệ môi trường … Tiếp đó là chất lượng cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), đây là bước cuối cùng khi hầu hết các DNNN được tư nhân hóa. Trong bước cuối cùng này, điều quan trọng là Chính phủ phải xóa bỏ các vướng mắc về định giá doanh nghiệp và thủ tục IPO/thoái vốn để có tái khởi động hoạt động cổ phần hóa/thoái vốn DNNN trong năm 2021.
Các chuyên gia nhận định, ở Việt Nam, NHNN vẫn đang điều hành cẩn trọng. Năm 2019, GDP danh nghĩa tăng 9,4% với mức cung tiền (M2) tăng 14,8%. Năm 2020, GDP danh nghĩa có thể đạt khoảng 4,24% với tăng trưởng M2 là 15%. Chênh lệch ngày càng tăng giữa tăng trưởng GDP danh nghĩa và cung tiền M2 là do đại dịch COVID-19 và những tác động nghiêm trọng của nó đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo NHNN, đến ngày 21/12, tăng trưởng tín dụng đạt 10,14% so với đầu năm và 11,62% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt ước tính ban đầu tăng trưởng tín dụng cả năm 9-10%. |
Tuy nhiên, do tăng trưởng tín dụng 11 tháng đầu năm khá yếu, thanh khoản trở nên dồi dào. Trong bối cảnh tiêu dùng và đầu tư tư nhân giảm, chúng tôi nhận thấy tiền gửi ngân hàng đã chuyển sang trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán (giá trị giao dịch ngày tăng 41% trong 11 tháng năm 2020 so với trung bình năm 2019, trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 704 triệu USD so với đầu năm).
Năm 2021, các chuyên gia ước tính NHNN sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương khác cũng thực hiện chiến lược tương tự và đồng USD có thể tiếp tục giảm giá.
Các chuyên gia kỳ vọng tiền VND có thể tăng giá tương ứng với các chuyển biến tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô của năm 2021. Trong khi đó, lãi suất có thể thoát đáy vào giữa năm 2021 do tăng trưởng tín dụng mạnh hơn và kinh tế phục hồi.
WB: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khoảng 6,8% trong năm 2021 |
Bộ KH&ĐT: Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6,7% |
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 có nhiều triển vọng |