Nhiều người quen dùng rau lủi rừng này và coi đó là tinh hoa giữa núi rừng. |
Loài rau trốn trong rừng sâu, nơi sườn dốc
Nhiều người quen dùng loại rau rừng này và coi đó là tinh hoa giữa núi rừng đại ngàn và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Đó chính là rau lủi rừng.
Rau lủi là loại rau rừng được biết đến với nhiều tên gọi khác như kim thất, thân cây lủi thuộc loại bò trường, màu tím, có lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép răng cưa không đều và nhẵn bóng, lá có mùi thơm rất đặc trưng.
Rau lủi hiện nay là một trong những loại rau được mọc tự nhiên hoặc trồng nhiều ở miền núi vùng cao, địa hình dốc như Gia Lai, Quảng Nam… Rau lủi thường mọc cheo leo ở trên sườn dốc có nhiều đá, trên nền đất feralit đỏ vàng, thoáng khí và thoát nước tốt. Loại rau rừng này sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên không cần chăm bón. Thân này đan chéo vào thân kia làm người đi hái rau phải rẽ lối mà đi.
Người dân hái rau lủi rừng rồi gói vào lá dong cho tươi và bán trong ngày. |
Nếu trước đây, đối với người đồng bằng, rau lủi rất hiếm khi tìm thấy ở chợ, có chăng do những người thân có dịp lên núi hái loại rau này mang về làm quà để thay đổi khẩu vị thì giờ đây ở khắp mọi miền tổ quốc, loại rau rừng này đã trở thành món ăn khoái khẩu được nhiều người tìm mua.
Có thể nói đây là một loại rau quý, vừa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vừa có tác dụng như một vị thuốc. Rau có hương vị đặc trưng, có vị thanh mát của núi rừng, khi ăn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu ở hậu vị.
Rau lủi còn có tên gọi khác là kim thất thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1m, thân nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc Bắc. Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
Rau lủi là loại rau rừng mọc bò và hơi leo, dài 2 – 3m. Thân mọng nước, màu nâu tím, phân nhiều nhánh. Lá dày, giòn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, dài 4 – 12cm, rộng 2 – 4cm, khía răng ở mép không đều; cuống dài cỡ 1cm. Thân và cuống màu tía. Cụm hoa ở ngọn cây. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.
Rau lủi đặc sản của vùng đất Nam Trà My
Loại rau rừng này được phân bố ở vùng phân bố tự nhiên tương đối hẹp ở khu vực Trung Bộ. Ở Quảng Nam, rau lủi phân bố ở xã Tắc Pỏ huyện Nam Trà My.
Rau lủi rừng ở Quảng Nam được người tiêu dùng biết đến từ nhiều năm nay và được coi là đặc sản của vùng đất Nam Trà My. Trên các sườn đồi của 10 xã thuộc huyện Nam Trà My bao đời nay, rau lủi sinh sôi như cây rừng hoang dại.
Người dân ở Quảng Nam đã di thực rau lủi về trồng trong vườn nhà theo phương pháp hữu cơ để giữ được hương vị. |
Khoảng 5 năm trở lại đây, rau lủi trở thành kế sinh nhai của người dân tộc bản địa do thị trường miền xuôi dần ưa chuộng. Diện tích trồng rau được mở rộng nhưng cách trồng truyền thống của người Xơ Đăng và Cơ Dong vẫn được gìn giữ.
Chị Lim (một người dân địa phương) kể đã nhiều lần mang loại nông sản này về trồng ở vạt đất bằng phẳng cạnh nhà để tiện chăm sóc và thu hoạch nhưng cây nở kém, lá không xanh và mất đi mùi thơm đặc trưng. Chị đành chấp nhận trồng và hái rau lủi ở vùng rẫy cao và xa.
Rau lủi sống cheo leo trên sườn dốc nhiều đá, trên nền đất feralit đỏ vàng, thoáng khí, thoát nước tốt. Cây rau sinh trưởng tự nhiên không cần chăm bón. Thân này đan chéo thân kia làm người hái rau phải rẽ lối mà đi.
Rau lủi trồng quanh năm. Người dân dùng thân rau cắm xuống đất, hai tháng sau đã có thể thu hoạch. Người hái từ rẫy này qua rẫy khác, hái sau một tuần, ngọn lủi lại mơn mởn dài. Rẫy rau cứ thể để vài năm mới phát gốc trồng mới một lần.
Bà con địa phương không dùng phân và thuốc hóa học cho cây một phần vì địa hình xa xôi hiểm trở, một phần vì muốn giữ hương vị rau rừng truyền thống tự nhiên. Sau khi trồng, công việc chăm sóc rau lủi chỉ gói gọn ở việc phát cỏ.
Món rau lủi rừng xào tỏi vừa dân dã lại giữ được hương vị đặc trưng của rau lủi. |
Rau thường hái vào buổi sáng. Gùi rau nặng 20 - 30 kg được bà con gùi về trong ngày. Ngay buổi chiều, rau được bó ngay ngắn trong lá dong tươi, buộc bằng lá rừng hơ lửa. Sáng sớm hôm sau, rau lại xếp vào gùi một lần nữa, lần này là gùi về dưới xuôi.
Rau lủi có vị cay, ngọt, thơm mát, cách chế biến đơn giản như xào tỏi, luộc, nấu canh tôm... đều ngon. Ngoài ra, người Nam Trà My còn dùng rau lủi như một vị thuốc chữa nhức mỏi xương khớp, lợi tiểu, tiêu viêm.
Hiện nay, diện tích rau lủi tự nhiên của bà con Nam Trà My khoảng 3,5 ha nằm rải rác khắp các rẫy của 10 xã trong địa bàn huyện với sản lượng khoảng 25 đến 30 tạ một năm. Trong các phiên chợ sâm và nông sản tổ chức hàng tháng của Nam Trà My, loại nông sản này được bày bán thường xuyên./.