Dệt may tiếp tục là ngành hàng xuất khẩu chủ lực Dệt may có đơn hàng đến quý 3/2025, khó khăn vẫn bủa vây Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới |
Xuất khẩu dệt may đạt khoảng 44 tỷ USD
Chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Tổng kết năm 2024, ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu sơ bộ, hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt khoảng 800 tỷ USD, riêng ngày dệt may đạt khoảng 44 tỷ USD (chiếm khoảng 5,5%). Đặc biệt, năm 2024, chỉ số về tăng trưởng công nghiệp Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng.
"Việt Nam hiện đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do và đang tiếp tục đàm phán 3 FTA khác. Có thể nói ngành dệt may Việt Nam đã tận dụng rất tốt các FTA để đưa Việt Nam từ một nước chưa có tên trên bản đồ dệt may thế giới vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh", Cục trưởng Cục Công nghiệp nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ngành dệt may với sự tham gia tích cực của VITAS đã triển khai thực hiện có trách nhiệm cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Doanh thu nội địa của ngành đã tăng gần 17 lần từ 300 triệu USD năm 1999 lên gần 5 tỷ USD năm 2024.
Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Nguyên Hùng cũng đề nghị Hiệp hội Dệt may và ngành dệt may Việt Nam cần làm tốt một số nội dung để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững hiệu quả, hướng tới kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may & da giày, từ nay đến năm 2030, ngành sẽ chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Từ 2031-2035, phát triển bền vững một cách hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giai đoạn mới, với vai trò dẫn dắt ngành dệt may Việt Nam, VITAS sẽ tiếp tục nỗ lực; tập trung trí tuệ, sức sáng tạo, cùng các doanh nghiệp đoàn kết triển khai hiệu quả giải pháp chuyển đổi kép, để xây dựng một thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững.
"Trong thời gian tới, VITAS đặt mục tiêu tăng tỷ trọng đơn hàng FOB và giảm dần tỷ lệ gia công. Hiệp hội cũng tập trung phát triển công nghiệp thời trang, đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và mở rộng thương hiệu Việt ra thị trường thế giới. Với định hướng này, ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trên 11%. Theo Quyết định 1643/QĐ-TTg, ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,8 - 7,2% một năm và đến năm 2030 phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 68 - 70 tỷ USD", ông Giang nhấn mạnh.
Chuyển đổi “kép” không phải bài toán dễ dàng
ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại chương trình. |
Ông Phạm Nguyên Hùng cũng cho biết, hiện nay, môi trường kinh doanh đang thay đổi rất nhanh chóng. Bên cạnh những cơ hội từ tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ thương mại điện tử và từ các FTA Việt Nam đã và sẽ ký kết mang lại, nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực mà chúng ta đã chứng kiến như đại dịch Covid-19, chiến tranh, xung đột địa chính trị tại nhiều nơi trên thế giới; chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại giữa các cường quốc đang có xu hướng trỗi dậy; nhiều thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam đưa ra các đạo luật quy định rất khắt khe về sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ bền vững, trách nhiệm xã hội; cuộc cạnh tranh về giá và đẳng cấp sản phẩm giữa các nước xuất khẩu dệt may cũng ngày càng quyết liệt hơn.
Đồng quan điểm, ông Đặng Vũ Hùng – Phó Chủ tịch VITAS nhấn mạnh, chuyển đổi “kép” là yêu cầu tất yếu để ngành dệt may phát triển bền vững hơn. Cụ thể là nâng cao vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu; giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng trưởng nhanh hơn. Ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi “kép” để tiến xa hơn.
Tuy nhiên, chuyển đổi kép không phải là một bài toán dễ dàng. Thách thức và rào cản của các doanh nghiệp dệt may trong tiến trình chuyển đổi kép là chi phí. Việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ, nguyên vật liệu xanh, đào tạo và chiêu mộ nhân tài vận hành hệ thống… đều là các khoản phí lớn.
Tính riêng với PPJ Group, tập đoàn đã đầu tư cho hệ thống vận hành số về phần cứng và phần mềm hơn 5 triệu USD; đầu tư công nghệ và chế tạo các thiết bị chuyển đổi xanh hàng chục triệu USD. Đồng thời, đưa ra các chính sách hấp dẫn để chiêu mộ gần 70 chuyên gia, nhân sự nước ngoài trong nhiều lĩnh vực để nâng cao mức độ sẵn sàng của đội ngũ trong hành trình chuyển đổi kép và khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Ngoài ra, nguồn nguyên vật liệu xanh cũng là một khoản đầu tư “xa xỉ”… “Trong một hành trình dài hơi như thế này, việc duy trì ngân sách cho chuyển đổi song song với đảm bảo sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp thực sự là một bài toán không dễ dàng”, ông Hùng nói.
Thách thức nữa là khả năng thích ứng của thị trường và người tiêu dùng dành cho các sản phẩm xanh. Dù nhận thức của đa phần người tiêu dùng đã tốt hơn rất nhiều, nhưng vẫn còn một khoảng cách rất xa để họ coi việc mua sắm các sản phẩm xanh là đương nhiên, đặc biệt là khi các sản phẩm dán nhãn xanh tuy rất thân thiện với môi trường, nhưng lại không quá thân thiện với túi tiền. Điều này cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp khi phải lựa chọn giữa “làm điều dễ” và “làm điều đúng”.
Đặc biệt, thách thức làm thế nào để lan tỏa được làn sóng chuyển đổi kép ra toàn bộ chuỗi cung ứng thực sự là vô cùng khó khăn với doanh nghiệp dệt may. Ông Hùng cho rằng chúng ta không thể bắt buộc các đối tác phải xanh, phải bền vững, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn đối tác, mặc dù đôi khi điều đó phải đánh đổi bằng lợi ích kinh tế.
Để thúc đẩy ngành dệt may phát triển thời gian tới, TS Cấn Văn Lực- Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia khuyến nghị, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất…để cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro tài chính, dòng tiền. Nắm bắt các xu hướng lớn, trong đó có phát triển xanh hóa và số hóa; tích hợp các yếu tố phát triển bền vững.
Đồng thời, đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm – dịch vụ. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý, tài chính, dữ liệu, xuất xứ hàng hóa, yêu cầu xanh hóa, bảo hộ thương mại.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại thế hệ mới và từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản, Úc, Malaysia. Qua đó, thúc đẩy ngành dệt may tận dụng được cơ hội để phát triển vượt trội.
Xuất khẩu dệt may nhiều cơ hội cán đích 44 tỷ USD |
Nhiều sáng kiến hướng tới phát triển bền vững ngành bông |
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD |